Vấn đề lai giọng, giữ giọng chim rặc già mùa.

black_fish9402

Chim Râu Đỏ


Lí giải vì sao phong trào chơi chim Chào Mào nở rộ và lan rộng mạnh mẽ như hiện nay, một số nghệ nhân lão thành cho rằng, Chào Mào là loài chim phổ biến có mặt hầu hết ở mọi miền đất nước, thức ăn đơn giản nhưng lại rất nhanh lên chim (chim đã dạn dĩ và hót nhiều). Chính bản chất hung hăng mau mỏ giúp Chào Mào rất nhanh thuần, mau dạn, làm nhiều người chơi chim cảnh hết sức phấn khởi. Chuyện Mi, Lửa rớt giá dân chơi Khuyên, Than chuyển sang chơi Chào Mào đã không còn là hiếm nữa. Một chú bổi nếu được chăm tốt có thể chơi khá ở tháng lồng thứ 3. Phàm cái gì đã thành phong trào thì luôn mang tính đại chúng, nhà nhà chơi Chào Mào, người người chơi Chào Mào, theo đà đó mà các tụ điểm trường cội cũng mọc lên nhanh chóng.



Ngoài giọng hót sẽ là một thiếu sót lớn nếu không bàn về phong cách đấu đá khi dợt dãi của Chào Mào, những đường cánh, bên ngang bên dọc, cú xòe đuôi, giang cánh thần sầu, phải nói nết chơi Chào Mào thuộc hàng đệ nhất khó loài chim hót nào sánh kịp, lẽ đó mà nhiều người quay sang chơi chim trường, dợt chim cội. Chim ba miền Bắc, Trung, Nam cùng tề tụ một nơi, song về khía cạnh giọng hót đặc trưng của từng vùng miền đã phần nào bị lại tạp, lẹo giọng mất gốc. Khi dợt cội mấy ai nhận ra giọng rặc của từng con mà không phải hỏi chủ chim về nguồn gốc xuất xứ. Tiếng chim ở cội gần như bị bảo hoà, và rất khó phân biệt.



Hiện nay giới chơi chim đấu vẫn chiếm đa số nên người ta cũng ít quan tâm về việc giữ giọng rặc cho chim, có người cho rằng chim lai giọng, lẹo giọng, lại càng hay càng nhiều giọng chim hót càng nối âm dài ra như thế mới đỉnh. Nhưng xin thưa "Chửi cha không bằng pha tiếng", nếu không gìn giữ & coi trọng vấn đề "giọng", chẳng bao lâu nữa nó sẽ sản sinh ra cái gọi là giọng chim Việt Nam, chung quy cho tất cả. Thật đáng buồn.



Như tôi đã phân tích ở chủ đề trước, chim có tuổi lồng từ 2 mùa trở xuống đều có khả năng bị lai giọng, lẹo giọng. Nếu không có sự kèm cặp kịp thời của chim rặc già mùa , sớm muộn gì chú chim đó cũng quên mất cái chất giọng cha sanh mẹ đẻ của mình. Nói đi cũng phải nói lại, việc chim non mùa đi trường nếu có sự dìu dắt của chim nhà cũng rất khó mất giọng. Giả dụ như một gia đình người Hoa, con cái họ tiếp xúc ngoài xã hội vẫn sử dụng tiếng Việt, nhưng khi về nhà lại được những người thân trong gia đình kèm cặp giọng Hoa, thì cũng khó mà mất gốc cho được.



Tiếp theo, là vấn đề chim già mùa, rặc giọng.
Chim già mùa rặc giọng, tức là con chim sống lâu năm trong rừng được tổ tông truyền dạy cho chất giọng đặt sản, và cũng quá cứng giọng nên không thể học hay lai giọng được nữa. Một số nghệ nhân có trao đổi với tôi rằng: " Nếu chim già mùa có lai giọng không, phần ít hay nhiều". Xin thưa rằng có nhưng đối với những con yếu mà thôi, nó gần giống việc người ta hay nhại giọng của nhau để đùa vui, nên nếu có dàn chim già dập ngay chừng vài ngày là quên hẳn giọng lẹo.

Từ rặc ở đây nhằm chỉ các chú chim hoang dã đã cứng giọng rừng, được người chơi bắt làm chim mồi, để dạy giọng chim tơ. Một con tơ đầu mùa, nếu nhanh nhạy có thể cứng giọng(nắm hết các giọng đặc trưng của chim thầy), cộng thêm các yếu tố ngoại cảnh như chim thầy hay và nhiều, ranh đua nhau hót suốt ngày không ngừng nghỉ, có như thế chim trò mới không trượt giọng, mất nhịp. Ép chim tơ cũng là một quá trình kì công nghe có vẻ dễ nhưng không đơn giản chút nào, một chú chim ép giọng giá có thể cao hơn con thầy nó vì nghệ nhân phải đầu tư vốn và công sức rất nhiều mới tạo nên được, từ khâu chọn chim non, chim nhạy đầu mùa, dàn chim rặc hùng hậu. Chim non khi đã cứng giọng dần già mùa lại trở thành chim thầy, vì thế mà theo tôi từ rặc bao hàm hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là con chim hoang dã được nuôi đưỡng mà lên, nghĩa thứ 2 là chim non ép giọng, cứng giọng, rặc giọng, tức là nắm hết giọng vùng được ép, cả hai dòng chim trên đều đáng quý với những nghệ nhân chơi chim giọng, chơi chim giọng ngoài cái thú thỉnh thoảng sang nhà nhau giao lưu và cũng thường xuyên nhường chim rặc, chim thầy cho nhau để dạy tơ, dạy chuyền, một nét văn hóa rất độc đáo, một làn gió mới cho thú chơi chào mào thêm thăng hoa, tao nhã.



Trước, tôi đã thấy nhiều nghệ nhân chơi chim giọng nhưng vẫn thỉnh thoảng đi dợt cội, ấy là nhà họ có một dàn chim rặc hùng hậu, chú chim đi dợt về vừa mở mồm sổ giọng lạ sẽ bị "Chim nhà" dạy cho vài bài nhớ đời, nên rặc vẫn cứ rặc. Người chủ nhạy bén là người biết giúp chú chim nhà sung mãn bằng cách dợt dãi đổi gió nhưng vẫn biết cách để giữ giọng rặc cho chim. Thường muốn giữ giọng rặc, người ta phải nuôi ít nhất là 3 con cùng giọng, mỗi lần chỉ dợt một con, chừa hai con ở nhà để về dập lại ngay nếu con kia bị lẹo giọng, cứ như vậy mà xoay vần, thỉnh thoảng họ cũng đem lũ chim rặc đi dợt ở nhà những nghệ nhân cùng chơi giọng đó nhằm mục đích, vừa để chim sung hơn, đấu đá đẹp mà cũng tiện cả việc giữ giọng. Thật là nhất cử lưỡng tiện.



Nước ta với ba vùng miền đặc trưng, từ con người đến đất đai xứ sở đều có nét đặc trưng, riêng biệt, thật không khó để thấy những chương trình nhằm bảo tồn những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa vùng miền trước sự giao thoa các tầng lớp văn hóa mạnh mẽ như hiện nay, tránh khỏi nguy cơ bị mai một. Ai đời con gái Ba Na không biết đan lụa, dệt vải, ai đời con trai Ê Đê lại không biết đánh cồng chiên, hãy giữ gìn bản sắc ngay khi có thể.



Tóm lại, giọng Chào Mào Việt Nam rất phong phú đa dạng, về độ hay thì đứng nhất nhì khu vực, lẽ đó mà ta hãy cùng nhau bảo tồn, dòng cũng như giọng của những chú chim đặc sản, biết khéo léo dợt dãi nhưng vẫn duy trì được giọng đặc trưng, người Thái rất thích chất giọng đanh, trong, thánh thót, vang ngần của chim Việt, hãy hòa nhập nhưng đừng hòa tan.

Bài viết mang tính chất kham khảo.
 
Sửa lần cuối:

minhgas

Chào mào cùi bắp
Bài viết hay và bổ ích thanks chủ thớt.
Hiện tại theo mình biết ở miền Trung thì chỉ có duy nhất cội của anh Tuansaokhong - Hội chào mào Trung Mang Hội An là còn giữ được nét văn hóa giọng rặc này.
 

dongychung

New member
Bác black_fish9402 nói rất chính xác, đồng ý với quan điểm đó của Bác. Tuy nhiên, mình băn khoan một điều là các con "già rừng" tại gia của mỗi vùng hiện còn được bao nhiêu con và truyền nhân của nó thì như thế nào hay các "sư phụ" khi mất đi thì mang theo cả tuyệt chiêu theo thì .....! thật đang tiếc. Đúng là mỗi vùng miền điều có chim có giọng tuyệt với những đặc trưng riêng. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ,mình nghĩ trên các diễn đàn như thế này phải có những người như black_fish9402 cùng nhau tạo dựng một quan điểm chơi thật rõ ràng. Có định hướng chung cho những người cùng sở thích chơi CM để không làm mất đi cái hay và đặc thù của CM từng vùng miền. Nhưng cũng không làm mất đi tính giao lưu học hỏi giữa các nơi với nhau. Và cách giữ giọng như các đề cập ở trên là một kinh nghiệm rất hay. Bên cạnh đó mình cũng xin mạo mụi đề xuất thêm ý là các nghệ nhân các vùng miền đang sở hữu các "già rừng" tại gia nên có các bộ sưu tập (bằng clip) tổng hợp lại các giọng đặc hữu của các vùng miền để tập hợp trên diễn đàn thành một kho tư liệu. Khi các người mới học hơi có thể biết mà phân biệt chim hay dở ( về giọng) và đồng thời đây cũng là cách bảo lưu giọng để giữ lại cái "hồn" của CM các vùng miền. Có máy lời cùng anh em, có gì sai xin góp ý thêm!
 

black_fish9402

Chim Râu Đỏ
Bác black_fish9402 nói rất chính xác, đồng ý với quan điểm đó của Bác. Tuy nhiên, mình băn khoan một điều là các con "già rừng" tại gia của mỗi vùng hiện còn được bao nhiêu con và truyền nhân của nó thì như thế nào hay các "sư phụ" khi mất đi thì mang theo cả tuyệt chiêu theo thì .....! thật đang tiếc. Đúng là mỗi vùng miền điều có chim có giọng tuyệt với những đặc trưng riêng. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ,mình nghĩ trên các diễn đàn như thế này phải có những người như black_fish9402 cùng nhau tạo dựng một quan điểm chơi thật rõ ràng. Có định hướng chung cho những người cùng sở thích chơi CM để không làm mất đi cái hay và đặc thù của CM từng vùng miền. Nhưng cũng không làm mất đi tính giao lưu học hỏi giữa các nơi với nhau. Và cách giữ giọng như các đề cập ở trên là một kinh nghiệm rất hay. Bên cạnh đó mình cũng xin mạo mụi đề xuất thêm ý là các nghệ nhân các vùng miền đang sở hữu các "già rừng" tại gia nên có các bộ sưu tập (bằng clip) tổng hợp lại các giọng đặc hữu của các vùng miền để tập hợp trên diễn đàn thành một kho tư liệu. Khi các người mới học hơi có thể biết mà phân biệt chim hay dở ( về giọng) và đồng thời đây cũng là cách bảo lưu giọng để giữ lại cái "hồn" của CM các vùng miền. Có máy lời cùng anh em, có gì sai xin góp ý thêm!

Cám ơn bác nhé. Mình có biết vài nghệ nhân, chim họ vẫn cho đi dợt, đi bẫy nhưng do dàn chim rặc ở nhà quá hay, nên kìm hãm mấy em này lại, nên rặc vẫn cứ rặc. Mình chuyển qua chơi chim giọng rồi, sẽ theo đuổi đến cùng độc nhất một giọng yêu thích.

Thân, black_fish9402
 

dongychung

New member
Mình cũng đang chơi chim giọng ( tuy mới chơi) nhưng mình có đồng quan điểm với bác, mình chơi giọng nhưng không có nghĩa là không giao lưu. Không biết bác đang chơi chim miền nào. Có gì mình giao lưu, nếu ở xa thì chúng ta thông qua diễn đàn còn nếu gần thì có thể gặp nhau.
 

black_fish9402

Chim Râu Đỏ
Mình cũng đang chơi chim giọng ( tuy mới chơi) nhưng mình có đồng quan điểm với bác, mình chơi giọng nhưng không có nghĩa là không giao lưu. Không biết bác đang chơi chim miền nào. Có gì mình giao lưu, nếu ở xa thì chúng ta thông qua diễn đàn còn nếu gần thì có thể gặp nhau.

Chào bác em đang theo dòng Thủ Đức, em có giữ 1 con rặc bổi 2 mùa, đang gầy lại cho 2 con tơ ở nhà, cuối tuần mình hay dợt ở Thủ Đức, rất cám ơn đồng môn.

Thân, black_fish9402
 

matna

New member
Bài viết hay và rất hữu ít. Trên đà lạt, họ chơi chim như thế, gọi là Chim giọng Rin, chim giọng lai hầu như ít ai chơi
 

dongychung

New member
Mình thì theo giọ ng hóc mô n và bà u cô ng, mình đ ang dợ t chim ở Củ Chi. Mình có tham khảo qua mô t số clip trê n diêến đàn giọ ng của Thủ Đức , mình thấy giọ ng Thủ Đức khá hay, tuy nhiê n chư a nhiêều , hô m nào black_fish9402 up Thêm các giọng nổi bậc của giọng Thủ Đức để anh em tham khảo.
ee eeeêê mee m êêee m êblack_fish9402 black_fish9402black_fish9402á aa aaaaaasaaâ âá áũnĐ Đ u ức ưư
 
K

ketnoidamme

Guest
cảm ơn bác rất nhìu về bài viết này
 

chaomaobt

Chào Mào Bình Thạnh
Theo thiển ý của mình thì đây là bài viết về chim "Giọng" và chủ thể là dòng chim má trắng, đối với chim bổi thì bài viết này chưa chính xác lắm. Vài lời góp ý, mong anh em bỏ qua.
 

chaomaophongdien

New member
Bài viết mang tính chất dành cho má trắng. Luôn đây gữi đến bác black_fish9402black_fish9402. Theo mình MC Thủ Đức ( rặc ) mà 2 mùa thì vẩn còn non quá phải không bác( từ rặc) ở đây mình nghỉ là giọng rặc Quận Thủ Đức đúng không bác. Có gì không phải mong bác bỏ qua và góp ý cho mình thông hơn vì mình củng đang trên đà chơi chim giong. Thanks
 

mrdungbinhduong

New member
Mình cũng đang có ý định tìm nuôi chim giọng vùng Hóc Môn . Tiếng rất thanh và chuông. Xin mạn phép up clip em thấy trên youtube , các bác cho ý kiến xem có nên theo ko nhé

 
Sửa bởi Amin:

black_fish9402

Chim Râu Đỏ
Theo thiển ý của mình thì đây là bài viết về chim "Giọng" và chủ thể là dòng chim má trắng, đối với chim bổi thì bài viết này chưa chính xác lắm. Vài lời góp ý, mong anh em bỏ qua.

Chào bác, chủ thể bài viết xoay quanh chim bổi (chim tự nhiên), và dòng chim má trắng để ép giọng, dù bổi hay tơ nếu non mùa mà không có sự Kèm cặp của chim thầy cũng sẽ lai hết, nếu đi cội nhiều. Mong bác góp ý thêm, để bài viết được hoàn chỉnh.

Bài viết mang tính chất dành cho má trắng. Luôn đây gữi đến bác black_fish9402black_fish9402. Theo mình MC Thủ Đức ( rặc ) mà 2 mùa thì vẩn còn non quá phải không bác( từ rặc) ở đây mình nghỉ là giọng rặc Quận Thủ Đức đúng không bác. Có gì không phải mong bác bỏ qua và góp ý cho mình thông hơn vì mình củng đang trên đà chơi chim giong. Thanks

Chào bác, ban đầu mình cũng rất băn khoăn về gốc gác của em chim này, nhưng qua nhiều yếu tố mình khẳng định nó là một con bổi rặc Thủ Đức ( chim tự nhiên tại vùng Thủ Đức), khi mua về mình nghe giọng rất kĩ và so sánh, với các đoạn clip thì những câu sổ của em nó chính xác là chim Thủ Đức, nhất là câu đặc trưng "Xích lô máy dầu", chim do chủ một tiệm chim khá lớn tìm giúp, rồi thì mình cũng lân la về Thủ Đức giao lưu, và cũng nhằm nhờ các nghệ nhân xem giúp nó có phải chim Thủ hay không, câu trả lời là có bác à, chim chơi rất hay, nhưng lại bị méo phần mỏ dưới, thường khi ép giọng người ta hay chọn chim Huế vì dáng to con rất đẹp, nên mình nghĩ sẽ không ai đủ kiên nhẫn để ép một em tật lỗi, và ngoại hình cũng không phải xuất sắc, chim Thủ Đức rặc thường rất thích ăn mướp khía, khi cho chuối vào, cả mấy ngày nó chưa xơi nửa quả, nhưng khi được mách nước, một ngày em nó xơi gần nửa trái mướp khía, chim Thủ rặc thường rất thích loại mướp này, chim Thủ Đức dù ngày nay đã teo tớp, rút về các biền xa, ở quận 9, các phường còn ruộng lúa, hoang du, nhưng thỉnh thoảng vẫn kéo cả bầy hơn 10 con, bay về nhà ông anh họ mình, có điều do bị bẫy nhiều nên chim rất khôn, chi đứng từ xa hót đấu mà không dám lại gần lụp. Theo lời chủ chim thì em này do anh ta bẫy được và giữ nuôi chơi lấy giọng, chim Thủ Đức ép giọng giá đã ngang ngửa 2-3 triệu một con nên việc bán em này giá dưới 1 triệu thì không thể là chim ép giọng. Tóm lại, mình vẫn quyết tâm bảo tồn và nhân rộng, đặc sản giọng Thủ Đức, một dòng chim vang bóng một thời. Rất mong được giao lưu với anh em cùng đam mê.

Thân, black_fish9402
 

linhmoi

New member
Chào anh black_fih9402. Theo mình biết thì ở 77 Mẫn Thiên. Quận 9. Có a tên PHương có 3 em giọng Thủ Đức, thỉnh thoảng cũng có mấy a chơi chim giọng đến giao lưu ở đó. Rất mong được giao lưu cùng anh.
 
Sửa bởi Amin:

sinhpham

New member
cảm ơn bác về tất cả, đây là điều thiếu sót của nhiều ae , thank
 

kenken

New member
[video=youtube;-1D4ar3fTvg]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=-1D4ar3fTvg[/video]

em này hót giọng có đôi phần giống chim vùng bình dương(bây giờ lai tùm lum o bit đâu mà mò)hix!!
cm thủ đức tiến ngân vang xa nghe đã lắm, đỗ giọng nghe mà sướng phát khiếp. mình có cái may là đã nghe 1 em cm thủ đức rặt hót rùi, o chê vào đâu được!!
 

black_fish9402

Chim Râu Đỏ
[video=youtube;-1D4ar3fTvg]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=-1D4ar3fTvg[/video]

em này hót giọng có đôi phần giống chim vùng bình dương(bây giờ lai tùm lum o bit đâu mà mò)hix!!
cm thủ đức tiến ngân vang xa nghe đã lắm, đỗ giọng nghe mà sướng phát khiếp. mình có cái may là đã nghe 1 em cm thủ đức rặt hót rùi, o chê vào đâu được!!

Cám ơn bác nhiều vì sự chia sẻ, mình biết những nghệ nhân chơi chim rặc nhưng lâu lâu vẫn đi hội cho sung chim, về nhà cho chim trận dập cho tắt đài, cái sợ ở đây là sợ chim miệt ngoài, kéo liên tục dai dẳng thì thế nào cũng lẹo, nhiều bác kỹ tính sang hỏi mua hoặc đổi luôn con chim ấy, để bảo tồn chất giọng rặc của mình.

Chào anh black_fih9402. Theo mình biết thì ở 77 Mẫn Thiên. Quận 9. Có a tên PHương có 3 em giọng Thủ Đức, thỉnh thoảng cũng có mấy a chơi chim giọng đến giao lưu ở đó. Rất mong được giao lưu cùng anh.

Cám ơn bác có dịp mình sẽ giao lưu và chia sẽ kinh nghiệm thu thập được đến anh em gần xa.

Thân, black_fish9402
 

tosudoc

New member
Bài viết hay và bổ ích thanks chủ thớt.
Hiện tại theo mình biết ở miền Trung thì chỉ có duy nhất cội của anh Tuansaokhong - Hội chào mào Trung Mang Hội An là còn giữ được nét văn hóa giọng rặc này.
kết luận có vẻ chắc chắn thế bác. Còn trường này còn rặc dòng trung mang với số lượng khá lớn trường chim BÃI SẬY.
 
Top