MrKoi
Chào Mào Thanh Hóa
Tôi nuôi Chào mào tính đến nay cũng đã 05 năm, từ năm 2007 đến nay, cũng đã rất nhiều lần bỏ chào mào, chuyển sang chơi Họa Mi, Chơi Chích chòe... Cũng lần mò vào tận Huế, vào Tận Đà Nẵng để tậu những chú chim bổi ( tôi không có điều kiện chơi chim Thuộc ). Cũng chọn lựa, cũng hỏi han kiến thức từ các cụ, cũng lang thang trên mạng, cũng tập tành đi bẫy, cũng có thời kiếm ăn từ nghề bẫy chào mào... Sau quảng thời gian ngắn ngủi và cả thăng trầm ấy, tôi cũng có đúc kết được một số kinh nghiệm để hôm nay chia sẽ với anh em trên diễn đàn, có thể có chỗ đúng, có điểm sai và tôi nói hết ra là mong anh em cùng bàn bạc, thảo luận và đưa ra cái nhìn đúng đắn nhất về chào mào chứ không có ý khoe mẻ hay áp đặt... rất mong anh em nhẹ nhàng chém ^_^
CHỌN LỰA CHIM CHÀO MÀO
Một ông cụ gần nhà tôi có tuổi đời chơi chim hơn cả số tuổi của bản thân tôi vẫn hay nhắc với tôi về " Tứ Thánh", 4 Dáng quý của chào mào : " Mào Lân, Họng bò, Lưng Tôn ( Lưng Quy), yếm khít ". đó cũng chính là tiêu chí chọn chim của tôi từ ngày mới chơi chim đến giờ ( chỉ xét về ngoại hình). thường thì rất ít chú chim nào có được tứ Thánh. bản thân tôi cũng đã từng sở hữu được 1 chú có 4 đặc tính trên nhưng rất tiếc lại là chim nuôi non lên và mắc cái bệnh cố hữu là " Nghiện người " ( thấy chim khác thì bơ - thấy người múa tung cánh hò hét ầm ĩ). tôi xin post ra đây để làm chứng:
Không ai có thể khẳng định được rằng 1 chú chim hội tụ được tất cả các dáng dấp đẹp, quí sẽ là chú chim có giọng hót hay. Dáng chim có ảnh hưởng rất ít đến lối chơi cũng như phong cách hay giọng hót của chú chim hoặc giả có mà chúng ta chưa biết được hoặc chưa đủ kinh nghiệm để nhận ra !
Về chọn chim bổi : ( tôi không đưa ra cách chọn chim non - vì tôi không quan tâm nên không nghiên cứu nà )
Trước khi chọn chim bổi bạn phải xác định rõ : bạn muốn một chú chim như thế nào !! từ đó để xác định được chú chim mình chọn hội tụ những điểm nào !! Tôi thường chọn chim theo 2 hướng tôi xin được chia sẽ ra đây :
Tiêu chí chung: chú chim có lông lá đầy đủ, mặt không xước, không chảy máu, đuôi dài xếp thành 1 cọng thì khó nhưng chụm lại như kiểu 2 -3 cọng, chân không tật. ( nói ra chim tật lại nhớ em TMC của trường Phi Yến), chim trong lồng bổi không nhảy rúc xuống đáy lồng, không nhắm mắt nhắm mủi phi vào lồng, chọn những con đứng ở vị trí cao nhất trong lồng bổi, mặt phải gấu, mào cao, yếm nhìn cân đối khít thì quá tốt. ( Tôi muốn khẳng định 1 lần nữa là chọn chim trong lồng bổi rất ít khả năng chọn được giọng nếu nó không hót). Tôi không để ý đến trống mái vì tôi biết tôi có chọn cũng không đúng. một số người nói chim chào mào không quan trọng Trống mái. tôi không đồng ý nhưng cũng không phản đối. cứ ngầm hiểu rằng chú chim nào đi giọng dài thì là trống giọng ngắn thì là mái ^^ cái này thì bắt về nhà nuôi vài hôm biết ngay à !!
Hướng 1: Tôi chọn 1 chú chim nhỏ con, thon và dài chim, đầu nhỏ, mỏ mảnh, ( đầu xà) đây cũng chính là tiêu chí chính mà tôi chọn, Khi chim trong lồng bổi thì bạn không thể nhìn được chính xác chim có họng bò hay không, mào Lân, lưng Tôm, yếm khít thì có thể thấy được. vì thế ta lựa chọn theo hình thức xác xuất cao. chọn những chú có phần hàm bạnh to ( cái này thường kéo theo đầu to ^_^). sau đó là đến chú chim có cổ dài ( cái này là lựa chọn bằng cảm giác). chọn được 1 chú chim có cổ vươn dài thì có thể bạn không được Họng bò nhưng 70% bạn chọn được 1 chú chim đi làn dài 1 mỏ nhiều hơn 4 âm, 30% còn lại là may mắn.
Những chú chim ở hướng này thường có lối chơi rất nhanh, lí lắt, giọng rất thanh, hay đảo, khi đấu dàn thường đảo cầu liên tục, chơi rất sốc nổi.
Hướng 2: Tôi chọn 1 chú chim mình to, thon và dài chim, đầu to, nhìn hầm hố đầu gấu, chân to, mỏ to, bản mỏ. những chú chim loại này 70% là có giọng to, đanh, hót cứ oang oang, nhưng đi giọng thường ngắn, nhưng bù lại có lối chơi rất đầm, bình tĩnh, không vội vả, không linh động nhưng bền và dài.
Sau khi chọn được một chú chim ưng ý bạn mang về nhà và thời điểm bây giờ mới là thời điểm quyết định.
Mỗi người một cách thuần bạn có thể gõ tìm trên 4rum hoặc trên google có rất nhiều cách mà mọi người chia sẽ, tớ xin phép không nhắc lại. điều tớ muốn nói ở đây là về nhà 1 thời gian chim sẽ ra giọng và đây là khâu cuối cùng để bạn khẳng định sự lựa chọn của mình.
Chú chim của bạn đi giọng như thế nào, dài hay ngắn, đã đúng với tiêu chí của bạn chưa. nếu đúng thì giữ lại còn không thì ta lại phóng sinh và tiếp tục với hành trình tìm kiếm chú chim đúng với tiêu chí ^^. Bạn sẽ bảo tôi nói thế thì ở trên còn chọn lựa làm gì ? đúng là thế !! nhưng chọn lựa các bước ở trên là để tăng xác xuất cũng như tỷ lệ bạn chọn được chú chim như ý cao hơn. vì tất cả chỉ là tương đối và không có gì là tuyệt đối cả !
GIỌNG CHIM VÀ NHỮNG ĐIỀU ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIỌNG
Tôi sống tại Thanh Hóa, trước thì có chơi cả Quảng Nam, Huế, Đà nẵng, Gia Lai nhưng hiện giờ thì chỉ chơi mình Chim Thanh hóa, Không phải chim Thanh Hóa hay mà là vì tôi không có khả năng chọn được chú chim ở vùng miền khác hay! vì những vùng ấy chim rất hiếm, không còn nhiều như ở Quê tôi Và nhập về thì toàn những chú chim đâu đâu ứ chọn được chú nào ra hồn. T_T
Về chọn giọng chim thì ta lại phải để ý đến cách thi chim ở từng vùng, mỗi nơi chú trọng 1 điểm nhưng tề tựu chung lại vẫn là cách chấm : dáng, mỏ, ché, và nước bền chim.
Dáng thì không phải nói vì ai cũng biết òi ^^
Về mỏ: Như thế nào là 1 mỏ: 1 mỏ ở quê tôi được tính khi chim của bạn hót một lúc 5 âm trở lên ( có nơi tính 4 âm) mỗi mỏ được quy định là 2 điểm hay 5 điểm tùy từng vùng.
Ché : ché là cái gì thì em cũng chẳng biết chỉ biết nghe nó đã đời ^_^
Bền: thì con nào chơi lâu nhất là con ấy beefn^_^
* Thế nghĩa là ta phải chọn chú chim đi giọng dài, đảo hay không thì còn tùy thuộc vào độ luyện và quá trình học giọng trong khi dợt dãi hoặc học từ tự nhiên .
Em muốn khẳng định như thế này ạ !! quá trình học giọng của chim có từ khi sơ sinh đến tận lúc lìa đời! quá trình tiếp xúc với những chú chim ở vùng này vùng kia, đấu đá với chú chim ở vùng này vùng kia hay là với chú chim khác tuy không thay đổi được chất giọng của chú chim nhưng nó được chắt lọc và pha tạp giọng vào ở cách ngắt làn, âm đầu, âm cuối khi ra giọng. Vì thế mà những chú chim càng đi đấu đá nhiều, những chú chim mồi dù già hay trẻ giọng càng ngày càng hay, càng ngày càng có nhiều làn điệu. Hãy nghỉ rằng chim như là ca sỹ hôm nay luyến thế này nhưng mai khi thấy anh kia anh ý luyến có đoạn hay hơn thì tự khắc sẽ học và luyến gần như thế. chỉ có 1 điều không thể thay đổi là chất giọng! 1 chú chỉ đi được 4 âm thì có học cả đời cũng chỉ được 4 âm và đó là năng khiếu !! chim cũng có chú năng khiếu chú không năng khiếu.
Những điều ảnh hưởng đến giọng chim:
bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao ta lại phải đi mua chim Huế, chim Đà Nẵng chim Gia Lai, chim Cam Ly chưa ? xin trả lời rằng vì mỗi vùng đất với điều kiện địa hình, vị trí địa lý, khí hậu tạo nên một cách ra giọng cách nhả giọng của từng chú chim. Bắt 1 chú chim Thanh Hóa non vào Huế nuôi thả sau này thế nào chú ấy cũng mang chất huế, cũng như con người khi bố mẹ người Hà Nội sinh ra trong Nam thì nói giọng Miền Nam vậy!
Một chú chim khi bắt đầu biết bay nhảy là bắt đầu học giọng! quá trình học giọng xảy ra xuyên xuốt 1 ngày nhưng nếu để ý bạn sẽ thấy quá trình ấy chỉ xảy ra mạnh mẽ nhất ở một số thời điểm. Tôi thường thấy là vào buổi sáng sớm và giữa trưa với chiều muộn! Khi mà cả đàn chim tụ tập quây quần và hầu hết trong đàn chim đều đi gió giọng rúc ríc, líu díu đó là lúc chúng tổng hợp lại bằng trí nhớ những âm thanh được nghe ( giọng hót ) để ngiền ngẫm và nghiên cứu tích hợp lại để tạo thành 1 làn của riêng mình. Và trong lúc ấy !! tiếng nước chảy róc rách, tiếng cây cối chạm vào nhau trong gió sẽ tác động đến giọng của chú chim ảnh hưởng đến độ thẩm nhớ về âm thanh đã từng nghe của mỗi chú chim tác động và tạo nên làn điệu.
Đôi lời tâm sự với những anh em không có điều kiện để tậu cho mình một chú chim ở những vùng đất nổi tiếng : Huế, Đà nẵng, Gia Lai, Đà Lạt.....
Mỗi vùng miền đều có những chú chim hay và có thể không đáp ứng được 100% yêu cầu của các bạn nhưng cũng phần nào đó đáp ứng được tiêu chí mà bạn đặt ra! vì như chúng ta vẫn hay nói không phải chú chim Huế nào cũng là chú chim hay ( bản thân mình đã nuôi không dưới 5 chú chim Huế và rất tiếc chưa được chú nào như mấy chú chim trên clip hay như những người chơi chim ở Huế vẫn thường nói về dòng chim này). Huế hay ở đâu cũng thế đều có chú chim hay chim dở đều có chú giọng dài giọng ngắn! tất nhiên nếu có điều kiện tậu về 1 chú chim ở dòng chim nổi tiếng thì bạn có được sự tin tưởng và từ đó chăm sóc chú chim tốt, giữ được lửa khiến cho chú chim của bạn có thể không hay nhưng rồi lại thành hay. vì chế độ chăm sóc và cái tâm bạn giành cho chú chim của bạn là yếu tố quyết định tạo nên 1 chú chim hay hay là dở. Bạn có thể mua được từ ai đó 1 chú chim Thuần Trung Mang, hay là tôi nói hẳn đến dòng chim Mất tích " Kim Phụng" đi 1 làn dài lê thê đến cả 15 âm làm đắm đuối người nghe, nhưng ở đó chú chim ấy ăn Hoa quả mỗi ngày, gia tăng hàm lượng đạm bằng thịt bò, bằng cào cào, ăn loại cám đắt tiền còn về nhà bạn cho ăn cám trứng, hoa quả thì bữa có bữa không thì chỉ ít lâu sau bạn có ngồi cả ngày cũng không thể nghe được 1 mỏ nẩy kép nào 6 âm chứ đừng nói đến 15 âm.
Dẫn chứng là như tôi...dạo đầu mới nuôi chim tôi không tin rằng Thanh Hóa có chú chim nào được như tôi mong muốn, ( tôi chơi chim giọng) tiêu chí của tôi là chim nẩy tầm 6 âm trở lên 1 mỏ. vì thế tôi mặc dù xa Huế vẫn quyết tâm sở hữu được 1 vài chú chim Huế, tôi đặt mua trên các diễn đàn, nhờ bạn mua và thậm chí vào tận nơi mua... Nhưng rồi tôi cũng không được chú chim nào nẩy 6 âm trở lên. Tôi sai hay là chim huế không được 6 âm !! không phải thế mà là vì tôi đen đủi chọn được những chú chim Huế tố chất kém. và vì chim Huế quá nổi tiếng, bị săn quá nhiều thành ra những chú tôi chọn được nhận được đã qua hàng chục người chọn rồi và kết quả được như thế đã là an ủi cho tôi rồi... tiếp sau đó là còn một số vùng khác nữa nhưng đều không thành công và cuối cùng tôi quay lại với chim Thanh Hóa. Những chú chim hiện giờ tôi sở hữu 100% Thanh Hóa nhưng không chú nào bật 1 mỏ dưới 5 âm và tất cả đấy tôi đều mua ở chợ trời của những người bán chim dạo, mà người ta vẫn nói là người bán lừa- chả có con nào ra hồn.
Vì thế ! bạn ở Phú Thọ hay Ninh Bình, ở Bắc Ninh hay Sơn La, Lào Cai hay Yên Bái nếu không có khả năng tậu được chim Huế, chim Đà Nẵng, Chim Quảng Nam, Gia Lai thì hãy tìm quanh bạn tại nơi bạn sống để tìm được 1 chú chim gần nhất với mong muốn của bạn. Nhưng vẫn khuyến khích nuôi chim vùng khác ^_^ vì không phải bổng dưng mà chim ở đó nổi tiếng nó phải hay thật thì mới được như thế. có điều mình kém may mắn và kém kinh tế nên mua tại vùng đất nổi tiếng nhưng không hoặc chưa được chú chim hay mà thôi.
Quay lại với những điều ảnh hưởng đến chất giọng của chim! Chú chim ngoài tự nhiên thì bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện địa lý, vị trí, địa hình, kênh rạch, khe suối. còn chú chim ở nhà giọng của chú chim ta sở hữu bị ảnh hưởng nhiều nhất đó là Chế độ chăm sóc sau đó mới là đến đấu dợt. Tiềm ẩn bên trong mỗi chú chim là điều ta không thể biết được ngay chỉ có thể qua quá trình chăm sóc, chế độ dinh dưỡng đầy đủ tố chất và những điều tiềm ẩn mới dần dần bộc lộ ra. Nhưng cũng không hiếm những chú chim tố chất chỉ có đến đó và có cố gắng cũng chỉ được có như thế và hơn thế tí ti. Khi chú chim của bạn sung mãn về thể lực, thì nó mới nghỉ đến chuyện hót hét nhiều. bụng đói thì mấy ai đi hát karaoke phải không ạ !! Khi có được thể lực bạn mang chim đi dợt dãi, dợt dãi chính là bước ngoặt để bạn có 1 chú chim hay, chú chim của bạn qua quá trình đấu dợt, nghe tiếng hót của những chú chim khác dần dần thấm vào máu, bằng những kí ức âm luật không rõ ràng chú sẽ hình thành đồng thời có sự chắt lọc âm điệu bù vào những đoạn thiếu trong 1 mỏ của chú chim khác bằng âm điệu của chính mình rồi hình thành nên giọng, tạo nên cách luyến láy cũng như lối chơi, nước đấu. Đó là lí do tại sao chim non thường giọng đơn điệu còn chim già rừng thì giọng luyến láy và đó cũng là lí do để người ta chọn mua chim trong lồng theo số năm Lồng của chim.
CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC CHIM VÀ ĐẤU DỢT
1. Về thức ăn của chim:
Theo tôi được biết thì Chim Chào Mào là loại chim ăn Hoa Qủa là chính, thức ăn khoái khẩu của chim tùy theo từng vùng miền mà có thể là Chuối, Cam, Sung...Như thế để chúng ta có cái nhìn chuẩn hơn về Thức ăn của Chim. Bột dù tốt đến bao nhiêu đi chăng nữa đó đều không phải là thức ăn của Chim ngoài tự nhiên. Bên cạnh đó Hoa quả thì rất dễ kiếm, dễ mua lại rẻ ( tôi ví dụ như chuối nhiều vitamin và lại tốt cho tiêu hóa giảm căng thẳng - streest). Bạn mua 1 nải chuối mất tầm 10k bạn có thể cho chú chim ăn được 10 ngày ( chuối tiêu để được lâu) như vậy tháng bạn mất 30k. một khoản tiền chẳng thấm là bao so với giá cả thời bấy giờ. Tôi thường chăm sóc chim như thế này:
*Công thức bột thì tôi không giám đưa ra vì sự thật là chưa làm bao giờ với cả tôi tin vào những cơ sở chế biến, họ có kiến thức về dinh dưỡng hơn tôi. ^^
*tôi thường mua bột ở các cửa hàng, tùy vào điều kiện kinh tế có thể mua được loại bột đắt tiền hay không. nhưng tôi thường mua bột đắt tiền trộn lẫn với bột rẻ tiền ( khuyến khích chọn bột đắt tiền ^_^). ( lúc nào cũng đầy trong cóng)
Hoa quả thì có thể chọn mua những loại nào sẵn, ngon, bổ, rẻ, tôi thường mua chuối chín. ( ngày nào cũng có trong xiên hoa quả - chỉ cho 1 lần vì nếu nhiều quá chim không chịu ăn bột)
Thức ăn gia tăng đạm: tôi cho chim ăn sâu cào cào, có điều kiện thì Thịt bò, chú ý thịt bò phải tập chim mới ăn chứ không phải cứ bỏ vào là ăn ngay.
Một số người bảo tôi rằng: Không nên cho chim ăn sâu vì sâu nóng, thường bị bó lông. Tôi chưa có thời gian để thử nên cũng không giám nói đúng sai gì chỉ có điều cẩn tắc vô áy náy nên tôi thường cho chim ăn sâu rất ít. Còn ngoài tự nhiên thì tôi dám chắc 100% là chim ăn sâu ^_^. Không ăn sâu thì vì sao tôi bỏ vào nó ăn ngay còn thịt bò thì tôi phải tập. và cũng như thế bạn có để ý trên những cây Roi ( quê tôi gọi là bồng bồng) mùa lá rụng có nghĩa là không có quả nhưng chim vẫn đến từng đàn vậy chim đến đó làm gì? Vâng là đến để bắt sâu đấy ạ !!
* Khuyến cáo : đừng bao giờ cho chim ăn cám kích, ăn cám kích là một hành động đi ngược lại với tự nhiên. và sau quá trình ăn cám kích dài bạn sẽ mất hoàn toàn chú chim. Tôi từng mua 1 chú chim đấu dàn bị ăn cám kích ở thời điểm kiệt quệ và mất cả năm trời vẫn không cho chú chim ấy trở lại được thời điểm ban đầu. Kết quả là không thể cứu...
2.Về áo trùm lồng:
Tại sao ta lại dùng áo trùm lồng? theo tôi thì dùng áo trùm lồng có những ích lợi sau:
+ Áo trùm lồng tạo cho Chim của bạn một không gian riêng, tránh những tác động bên ngoài khiến chim của bạn bị hoảng đột ngột tạo theo những hệ quả đi kèm.
+ Áo lồng cách ly chim Chào mào của bạn khỏi những động vật ăn thịt có ở sung quanh như Mèo, Chuột
+ Áo trùm lồng giúp chim chào mào của bạn có một giấc ngủ trong nhiệt độ tốt nhất, ấm áp nhất. bạn đừng nghỉ rằng mùa hè nóng nực trùm áo sẽ làm chim chào mào của bạn bị nóng. Chim Chào mào nói chung và Chim cảnh nói riêng thân nhiệt thấp nên sợ lạnh hơn là sợ nóng rất nhiều
+ Áo trùm lồng còn giúp cho Chim cảnh tránh gió độc, tránh khỏi tình trạng sáng mai ngủ dậy bạn thấy chú chim của bạn nằm bất động trong lồng
+ Áo trùm lồng tạo cho chim và bạn 1 cảm giác gần gủi khi sáng ra bạn là người đầu tiên mà chú nhìn thấy, đó là một cảm giác hết sức thân quen, điều này bạn sẽ thấy rõ nhất khi có thể người lạ đi qua chú chim của bạn nhảy loạn xị nhưng khi bạn đến gần thì chú lại đứng im như không có chuyện gì xảy ra !!
* Hãy liên tục dùng áo trùm lồng bất kể là mùa nào và dù là trời mưa hay là nắng, mùa hè hay là mùa đông.
3.Về thuốc và chế độ bồi bổ bằng thuốc:
Để cẩn thận và cũng là một cách để bảo vệ chính bạn bạn nên cho chim uống thuốc phòng ngừa các bệnh thường gặp như đi ngoài, bại liệt... theo định kỳ. Tôi thường cho uống 6 tháng 1 lần vào thời điểm chuyển giao mùa...
Chế độ phụ chữa bệnh: đây là chế độ tôi được một ông cụ chơi Họa Mi gần nhà bày cho. đó là kích thích chim ăn uống !! có thực thì mới vực được đạo có khỏe mạnh thì mới thích múa ca hát lượn.
Tôi thường cho chim uống nước có hòa Vitamin B1, tác dụng của B1 thì ai cũng biết rồi, kích thích chim ăn uống, tăng sức đề kháng cho chim. bạn nên cho chim uống định kỳ tháng 3 ngày và nhớ là nước khi hòa với thuốc không được để qua đêm sẽ phản tác dụng. bên cạnh đó bạn có thể cho chim uống C sủi hoặc là những loại vitamin khác nếu có điều kiện.
5. Về cách thức dợt chim:
Đây chỉ là cách dợt dãi chim mà tôi tự nghiên cứu có tham khảo của một số anh em trên 1 số 4rum và của các cụ cao niên các anh chị chơi chim trong hội.
Tôi chỉ bàn đến chim mới đi dợt, còn chim đã dợt dãi nhiều rồi thì không còn gì để nói.
1. Khi nào thì chú chim bổi của bạn nên mang đi dợt: Đó là khi chú đã tương đối rạn, để thử bạn có thể treo chim của bạn ra cách xa bạn tầm 5-6m nếu mà chim vẫn đứng hót thì đó là khi chú chim của bạn có thể đi dợt được. Bạn đừng nôn nóng mang chú chim đi dợt vì đi dợt nghĩa là bạn phải vận chuyển chim 1 chặng đường, nơi dợt thường rất đông người, Chim của bạn chưa dạn rất có thể sẽ hoảng trong quá trình vận chuyển hoặc đến nơi dợt nhìn thấy đông người giật mình rồi hoảng như thế bạn sẽ rất mất thời gian để hồi lại chim
2. Ban đầu nên đi dợt như thế nào ? Theo tôi ở thời điểm ban đầu bạn không nên cho chim của bạn vào bãi dợt ngay mà khoảng 5-6 lần đầu bạn trùm kín áo lồng treo cách xa bãi dợt khoảng tầm 10 đến 15m đừng xa quá nhưng cũng đừng gần đó, quan trọng nhất là bạn tủ áo lồng kín! chỉ để chú chim của bạn thấy tiếng mà không thấy mặt. đừng vội sốc nổi nhét chú chim của bạn vào giữa những anh tài dợt dãi chuyên nghiệp vài tiếng ché là làm chú chim của bạn hoảng loạn tuột độ đấy. Những lần sau bạn cứ từ từ nhẹ nhàng mở áo lồng ra! mở một nữa để chim của bạn nhìn thấy bãi đấu của những anh tài, của thế hệ đi trước. Nhìn và nhìn tầm 4-5 buổi! sau đó là quá trình cho cháu nó tham gia ban đầu chỉ nên treo ở khu vực ngoài !! tránh va chạm với những quái nhân của bãi dợt và cứ thế treo lại dần treo lại dần cho đến khi vào đến bãi trung tâm thì bạn đã hoàn thành quá trình dợt. và chim của bạn đã là chú chim dợt dãi chuyên nghiệp đến một ngày nào đó sẽ đứng cội đấu dàn ^_^
( lại tan sở và xin hẹn anh em ngày mai ta sẽ bàn về bẫy chim - cái nghề mà nuôi sống tôi xuốt quảng thời gian thất nghiệp năm 2010)
CHỌN LỰA CHIM CHÀO MÀO
Một ông cụ gần nhà tôi có tuổi đời chơi chim hơn cả số tuổi của bản thân tôi vẫn hay nhắc với tôi về " Tứ Thánh", 4 Dáng quý của chào mào : " Mào Lân, Họng bò, Lưng Tôn ( Lưng Quy), yếm khít ". đó cũng chính là tiêu chí chọn chim của tôi từ ngày mới chơi chim đến giờ ( chỉ xét về ngoại hình). thường thì rất ít chú chim nào có được tứ Thánh. bản thân tôi cũng đã từng sở hữu được 1 chú có 4 đặc tính trên nhưng rất tiếc lại là chim nuôi non lên và mắc cái bệnh cố hữu là " Nghiện người " ( thấy chim khác thì bơ - thấy người múa tung cánh hò hét ầm ĩ). tôi xin post ra đây để làm chứng:



Không ai có thể khẳng định được rằng 1 chú chim hội tụ được tất cả các dáng dấp đẹp, quí sẽ là chú chim có giọng hót hay. Dáng chim có ảnh hưởng rất ít đến lối chơi cũng như phong cách hay giọng hót của chú chim hoặc giả có mà chúng ta chưa biết được hoặc chưa đủ kinh nghiệm để nhận ra !
Về chọn chim bổi : ( tôi không đưa ra cách chọn chim non - vì tôi không quan tâm nên không nghiên cứu nà )
Trước khi chọn chim bổi bạn phải xác định rõ : bạn muốn một chú chim như thế nào !! từ đó để xác định được chú chim mình chọn hội tụ những điểm nào !! Tôi thường chọn chim theo 2 hướng tôi xin được chia sẽ ra đây :
Tiêu chí chung: chú chim có lông lá đầy đủ, mặt không xước, không chảy máu, đuôi dài xếp thành 1 cọng thì khó nhưng chụm lại như kiểu 2 -3 cọng, chân không tật. ( nói ra chim tật lại nhớ em TMC của trường Phi Yến), chim trong lồng bổi không nhảy rúc xuống đáy lồng, không nhắm mắt nhắm mủi phi vào lồng, chọn những con đứng ở vị trí cao nhất trong lồng bổi, mặt phải gấu, mào cao, yếm nhìn cân đối khít thì quá tốt. ( Tôi muốn khẳng định 1 lần nữa là chọn chim trong lồng bổi rất ít khả năng chọn được giọng nếu nó không hót). Tôi không để ý đến trống mái vì tôi biết tôi có chọn cũng không đúng. một số người nói chim chào mào không quan trọng Trống mái. tôi không đồng ý nhưng cũng không phản đối. cứ ngầm hiểu rằng chú chim nào đi giọng dài thì là trống giọng ngắn thì là mái ^^ cái này thì bắt về nhà nuôi vài hôm biết ngay à !!
Hướng 1: Tôi chọn 1 chú chim nhỏ con, thon và dài chim, đầu nhỏ, mỏ mảnh, ( đầu xà) đây cũng chính là tiêu chí chính mà tôi chọn, Khi chim trong lồng bổi thì bạn không thể nhìn được chính xác chim có họng bò hay không, mào Lân, lưng Tôm, yếm khít thì có thể thấy được. vì thế ta lựa chọn theo hình thức xác xuất cao. chọn những chú có phần hàm bạnh to ( cái này thường kéo theo đầu to ^_^). sau đó là đến chú chim có cổ dài ( cái này là lựa chọn bằng cảm giác). chọn được 1 chú chim có cổ vươn dài thì có thể bạn không được Họng bò nhưng 70% bạn chọn được 1 chú chim đi làn dài 1 mỏ nhiều hơn 4 âm, 30% còn lại là may mắn.
Những chú chim ở hướng này thường có lối chơi rất nhanh, lí lắt, giọng rất thanh, hay đảo, khi đấu dàn thường đảo cầu liên tục, chơi rất sốc nổi.
Hướng 2: Tôi chọn 1 chú chim mình to, thon và dài chim, đầu to, nhìn hầm hố đầu gấu, chân to, mỏ to, bản mỏ. những chú chim loại này 70% là có giọng to, đanh, hót cứ oang oang, nhưng đi giọng thường ngắn, nhưng bù lại có lối chơi rất đầm, bình tĩnh, không vội vả, không linh động nhưng bền và dài.
Sau khi chọn được một chú chim ưng ý bạn mang về nhà và thời điểm bây giờ mới là thời điểm quyết định.
Mỗi người một cách thuần bạn có thể gõ tìm trên 4rum hoặc trên google có rất nhiều cách mà mọi người chia sẽ, tớ xin phép không nhắc lại. điều tớ muốn nói ở đây là về nhà 1 thời gian chim sẽ ra giọng và đây là khâu cuối cùng để bạn khẳng định sự lựa chọn của mình.
Chú chim của bạn đi giọng như thế nào, dài hay ngắn, đã đúng với tiêu chí của bạn chưa. nếu đúng thì giữ lại còn không thì ta lại phóng sinh và tiếp tục với hành trình tìm kiếm chú chim đúng với tiêu chí ^^. Bạn sẽ bảo tôi nói thế thì ở trên còn chọn lựa làm gì ? đúng là thế !! nhưng chọn lựa các bước ở trên là để tăng xác xuất cũng như tỷ lệ bạn chọn được chú chim như ý cao hơn. vì tất cả chỉ là tương đối và không có gì là tuyệt đối cả !
GIỌNG CHIM VÀ NHỮNG ĐIỀU ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIỌNG
Tôi sống tại Thanh Hóa, trước thì có chơi cả Quảng Nam, Huế, Đà nẵng, Gia Lai nhưng hiện giờ thì chỉ chơi mình Chim Thanh hóa, Không phải chim Thanh Hóa hay mà là vì tôi không có khả năng chọn được chú chim ở vùng miền khác hay! vì những vùng ấy chim rất hiếm, không còn nhiều như ở Quê tôi Và nhập về thì toàn những chú chim đâu đâu ứ chọn được chú nào ra hồn. T_T
Về chọn giọng chim thì ta lại phải để ý đến cách thi chim ở từng vùng, mỗi nơi chú trọng 1 điểm nhưng tề tựu chung lại vẫn là cách chấm : dáng, mỏ, ché, và nước bền chim.
Dáng thì không phải nói vì ai cũng biết òi ^^
Về mỏ: Như thế nào là 1 mỏ: 1 mỏ ở quê tôi được tính khi chim của bạn hót một lúc 5 âm trở lên ( có nơi tính 4 âm) mỗi mỏ được quy định là 2 điểm hay 5 điểm tùy từng vùng.
Ché : ché là cái gì thì em cũng chẳng biết chỉ biết nghe nó đã đời ^_^
Bền: thì con nào chơi lâu nhất là con ấy beefn^_^
* Thế nghĩa là ta phải chọn chú chim đi giọng dài, đảo hay không thì còn tùy thuộc vào độ luyện và quá trình học giọng trong khi dợt dãi hoặc học từ tự nhiên .
Em muốn khẳng định như thế này ạ !! quá trình học giọng của chim có từ khi sơ sinh đến tận lúc lìa đời! quá trình tiếp xúc với những chú chim ở vùng này vùng kia, đấu đá với chú chim ở vùng này vùng kia hay là với chú chim khác tuy không thay đổi được chất giọng của chú chim nhưng nó được chắt lọc và pha tạp giọng vào ở cách ngắt làn, âm đầu, âm cuối khi ra giọng. Vì thế mà những chú chim càng đi đấu đá nhiều, những chú chim mồi dù già hay trẻ giọng càng ngày càng hay, càng ngày càng có nhiều làn điệu. Hãy nghỉ rằng chim như là ca sỹ hôm nay luyến thế này nhưng mai khi thấy anh kia anh ý luyến có đoạn hay hơn thì tự khắc sẽ học và luyến gần như thế. chỉ có 1 điều không thể thay đổi là chất giọng! 1 chú chỉ đi được 4 âm thì có học cả đời cũng chỉ được 4 âm và đó là năng khiếu !! chim cũng có chú năng khiếu chú không năng khiếu.
Những điều ảnh hưởng đến giọng chim:
bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao ta lại phải đi mua chim Huế, chim Đà Nẵng chim Gia Lai, chim Cam Ly chưa ? xin trả lời rằng vì mỗi vùng đất với điều kiện địa hình, vị trí địa lý, khí hậu tạo nên một cách ra giọng cách nhả giọng của từng chú chim. Bắt 1 chú chim Thanh Hóa non vào Huế nuôi thả sau này thế nào chú ấy cũng mang chất huế, cũng như con người khi bố mẹ người Hà Nội sinh ra trong Nam thì nói giọng Miền Nam vậy!
Một chú chim khi bắt đầu biết bay nhảy là bắt đầu học giọng! quá trình học giọng xảy ra xuyên xuốt 1 ngày nhưng nếu để ý bạn sẽ thấy quá trình ấy chỉ xảy ra mạnh mẽ nhất ở một số thời điểm. Tôi thường thấy là vào buổi sáng sớm và giữa trưa với chiều muộn! Khi mà cả đàn chim tụ tập quây quần và hầu hết trong đàn chim đều đi gió giọng rúc ríc, líu díu đó là lúc chúng tổng hợp lại bằng trí nhớ những âm thanh được nghe ( giọng hót ) để ngiền ngẫm và nghiên cứu tích hợp lại để tạo thành 1 làn của riêng mình. Và trong lúc ấy !! tiếng nước chảy róc rách, tiếng cây cối chạm vào nhau trong gió sẽ tác động đến giọng của chú chim ảnh hưởng đến độ thẩm nhớ về âm thanh đã từng nghe của mỗi chú chim tác động và tạo nên làn điệu.
Đôi lời tâm sự với những anh em không có điều kiện để tậu cho mình một chú chim ở những vùng đất nổi tiếng : Huế, Đà nẵng, Gia Lai, Đà Lạt.....
Mỗi vùng miền đều có những chú chim hay và có thể không đáp ứng được 100% yêu cầu của các bạn nhưng cũng phần nào đó đáp ứng được tiêu chí mà bạn đặt ra! vì như chúng ta vẫn hay nói không phải chú chim Huế nào cũng là chú chim hay ( bản thân mình đã nuôi không dưới 5 chú chim Huế và rất tiếc chưa được chú nào như mấy chú chim trên clip hay như những người chơi chim ở Huế vẫn thường nói về dòng chim này). Huế hay ở đâu cũng thế đều có chú chim hay chim dở đều có chú giọng dài giọng ngắn! tất nhiên nếu có điều kiện tậu về 1 chú chim ở dòng chim nổi tiếng thì bạn có được sự tin tưởng và từ đó chăm sóc chú chim tốt, giữ được lửa khiến cho chú chim của bạn có thể không hay nhưng rồi lại thành hay. vì chế độ chăm sóc và cái tâm bạn giành cho chú chim của bạn là yếu tố quyết định tạo nên 1 chú chim hay hay là dở. Bạn có thể mua được từ ai đó 1 chú chim Thuần Trung Mang, hay là tôi nói hẳn đến dòng chim Mất tích " Kim Phụng" đi 1 làn dài lê thê đến cả 15 âm làm đắm đuối người nghe, nhưng ở đó chú chim ấy ăn Hoa quả mỗi ngày, gia tăng hàm lượng đạm bằng thịt bò, bằng cào cào, ăn loại cám đắt tiền còn về nhà bạn cho ăn cám trứng, hoa quả thì bữa có bữa không thì chỉ ít lâu sau bạn có ngồi cả ngày cũng không thể nghe được 1 mỏ nẩy kép nào 6 âm chứ đừng nói đến 15 âm.
Dẫn chứng là như tôi...dạo đầu mới nuôi chim tôi không tin rằng Thanh Hóa có chú chim nào được như tôi mong muốn, ( tôi chơi chim giọng) tiêu chí của tôi là chim nẩy tầm 6 âm trở lên 1 mỏ. vì thế tôi mặc dù xa Huế vẫn quyết tâm sở hữu được 1 vài chú chim Huế, tôi đặt mua trên các diễn đàn, nhờ bạn mua và thậm chí vào tận nơi mua... Nhưng rồi tôi cũng không được chú chim nào nẩy 6 âm trở lên. Tôi sai hay là chim huế không được 6 âm !! không phải thế mà là vì tôi đen đủi chọn được những chú chim Huế tố chất kém. và vì chim Huế quá nổi tiếng, bị săn quá nhiều thành ra những chú tôi chọn được nhận được đã qua hàng chục người chọn rồi và kết quả được như thế đã là an ủi cho tôi rồi... tiếp sau đó là còn một số vùng khác nữa nhưng đều không thành công và cuối cùng tôi quay lại với chim Thanh Hóa. Những chú chim hiện giờ tôi sở hữu 100% Thanh Hóa nhưng không chú nào bật 1 mỏ dưới 5 âm và tất cả đấy tôi đều mua ở chợ trời của những người bán chim dạo, mà người ta vẫn nói là người bán lừa- chả có con nào ra hồn.
Vì thế ! bạn ở Phú Thọ hay Ninh Bình, ở Bắc Ninh hay Sơn La, Lào Cai hay Yên Bái nếu không có khả năng tậu được chim Huế, chim Đà Nẵng, Chim Quảng Nam, Gia Lai thì hãy tìm quanh bạn tại nơi bạn sống để tìm được 1 chú chim gần nhất với mong muốn của bạn. Nhưng vẫn khuyến khích nuôi chim vùng khác ^_^ vì không phải bổng dưng mà chim ở đó nổi tiếng nó phải hay thật thì mới được như thế. có điều mình kém may mắn và kém kinh tế nên mua tại vùng đất nổi tiếng nhưng không hoặc chưa được chú chim hay mà thôi.
Quay lại với những điều ảnh hưởng đến chất giọng của chim! Chú chim ngoài tự nhiên thì bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện địa lý, vị trí, địa hình, kênh rạch, khe suối. còn chú chim ở nhà giọng của chú chim ta sở hữu bị ảnh hưởng nhiều nhất đó là Chế độ chăm sóc sau đó mới là đến đấu dợt. Tiềm ẩn bên trong mỗi chú chim là điều ta không thể biết được ngay chỉ có thể qua quá trình chăm sóc, chế độ dinh dưỡng đầy đủ tố chất và những điều tiềm ẩn mới dần dần bộc lộ ra. Nhưng cũng không hiếm những chú chim tố chất chỉ có đến đó và có cố gắng cũng chỉ được có như thế và hơn thế tí ti. Khi chú chim của bạn sung mãn về thể lực, thì nó mới nghỉ đến chuyện hót hét nhiều. bụng đói thì mấy ai đi hát karaoke phải không ạ !! Khi có được thể lực bạn mang chim đi dợt dãi, dợt dãi chính là bước ngoặt để bạn có 1 chú chim hay, chú chim của bạn qua quá trình đấu dợt, nghe tiếng hót của những chú chim khác dần dần thấm vào máu, bằng những kí ức âm luật không rõ ràng chú sẽ hình thành đồng thời có sự chắt lọc âm điệu bù vào những đoạn thiếu trong 1 mỏ của chú chim khác bằng âm điệu của chính mình rồi hình thành nên giọng, tạo nên cách luyến láy cũng như lối chơi, nước đấu. Đó là lí do tại sao chim non thường giọng đơn điệu còn chim già rừng thì giọng luyến láy và đó cũng là lí do để người ta chọn mua chim trong lồng theo số năm Lồng của chim.
CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC CHIM VÀ ĐẤU DỢT
1. Về thức ăn của chim:
Theo tôi được biết thì Chim Chào Mào là loại chim ăn Hoa Qủa là chính, thức ăn khoái khẩu của chim tùy theo từng vùng miền mà có thể là Chuối, Cam, Sung...Như thế để chúng ta có cái nhìn chuẩn hơn về Thức ăn của Chim. Bột dù tốt đến bao nhiêu đi chăng nữa đó đều không phải là thức ăn của Chim ngoài tự nhiên. Bên cạnh đó Hoa quả thì rất dễ kiếm, dễ mua lại rẻ ( tôi ví dụ như chuối nhiều vitamin và lại tốt cho tiêu hóa giảm căng thẳng - streest). Bạn mua 1 nải chuối mất tầm 10k bạn có thể cho chú chim ăn được 10 ngày ( chuối tiêu để được lâu) như vậy tháng bạn mất 30k. một khoản tiền chẳng thấm là bao so với giá cả thời bấy giờ. Tôi thường chăm sóc chim như thế này:
*Công thức bột thì tôi không giám đưa ra vì sự thật là chưa làm bao giờ với cả tôi tin vào những cơ sở chế biến, họ có kiến thức về dinh dưỡng hơn tôi. ^^
*tôi thường mua bột ở các cửa hàng, tùy vào điều kiện kinh tế có thể mua được loại bột đắt tiền hay không. nhưng tôi thường mua bột đắt tiền trộn lẫn với bột rẻ tiền ( khuyến khích chọn bột đắt tiền ^_^). ( lúc nào cũng đầy trong cóng)
Hoa quả thì có thể chọn mua những loại nào sẵn, ngon, bổ, rẻ, tôi thường mua chuối chín. ( ngày nào cũng có trong xiên hoa quả - chỉ cho 1 lần vì nếu nhiều quá chim không chịu ăn bột)
Thức ăn gia tăng đạm: tôi cho chim ăn sâu cào cào, có điều kiện thì Thịt bò, chú ý thịt bò phải tập chim mới ăn chứ không phải cứ bỏ vào là ăn ngay.
Một số người bảo tôi rằng: Không nên cho chim ăn sâu vì sâu nóng, thường bị bó lông. Tôi chưa có thời gian để thử nên cũng không giám nói đúng sai gì chỉ có điều cẩn tắc vô áy náy nên tôi thường cho chim ăn sâu rất ít. Còn ngoài tự nhiên thì tôi dám chắc 100% là chim ăn sâu ^_^. Không ăn sâu thì vì sao tôi bỏ vào nó ăn ngay còn thịt bò thì tôi phải tập. và cũng như thế bạn có để ý trên những cây Roi ( quê tôi gọi là bồng bồng) mùa lá rụng có nghĩa là không có quả nhưng chim vẫn đến từng đàn vậy chim đến đó làm gì? Vâng là đến để bắt sâu đấy ạ !!
* Khuyến cáo : đừng bao giờ cho chim ăn cám kích, ăn cám kích là một hành động đi ngược lại với tự nhiên. và sau quá trình ăn cám kích dài bạn sẽ mất hoàn toàn chú chim. Tôi từng mua 1 chú chim đấu dàn bị ăn cám kích ở thời điểm kiệt quệ và mất cả năm trời vẫn không cho chú chim ấy trở lại được thời điểm ban đầu. Kết quả là không thể cứu...
2.Về áo trùm lồng:
Tại sao ta lại dùng áo trùm lồng? theo tôi thì dùng áo trùm lồng có những ích lợi sau:
+ Áo trùm lồng tạo cho Chim của bạn một không gian riêng, tránh những tác động bên ngoài khiến chim của bạn bị hoảng đột ngột tạo theo những hệ quả đi kèm.
+ Áo lồng cách ly chim Chào mào của bạn khỏi những động vật ăn thịt có ở sung quanh như Mèo, Chuột
+ Áo trùm lồng giúp chim chào mào của bạn có một giấc ngủ trong nhiệt độ tốt nhất, ấm áp nhất. bạn đừng nghỉ rằng mùa hè nóng nực trùm áo sẽ làm chim chào mào của bạn bị nóng. Chim Chào mào nói chung và Chim cảnh nói riêng thân nhiệt thấp nên sợ lạnh hơn là sợ nóng rất nhiều
+ Áo trùm lồng còn giúp cho Chim cảnh tránh gió độc, tránh khỏi tình trạng sáng mai ngủ dậy bạn thấy chú chim của bạn nằm bất động trong lồng
+ Áo trùm lồng tạo cho chim và bạn 1 cảm giác gần gủi khi sáng ra bạn là người đầu tiên mà chú nhìn thấy, đó là một cảm giác hết sức thân quen, điều này bạn sẽ thấy rõ nhất khi có thể người lạ đi qua chú chim của bạn nhảy loạn xị nhưng khi bạn đến gần thì chú lại đứng im như không có chuyện gì xảy ra !!
* Hãy liên tục dùng áo trùm lồng bất kể là mùa nào và dù là trời mưa hay là nắng, mùa hè hay là mùa đông.
3.Về thuốc và chế độ bồi bổ bằng thuốc:
Để cẩn thận và cũng là một cách để bảo vệ chính bạn bạn nên cho chim uống thuốc phòng ngừa các bệnh thường gặp như đi ngoài, bại liệt... theo định kỳ. Tôi thường cho uống 6 tháng 1 lần vào thời điểm chuyển giao mùa...
Chế độ phụ chữa bệnh: đây là chế độ tôi được một ông cụ chơi Họa Mi gần nhà bày cho. đó là kích thích chim ăn uống !! có thực thì mới vực được đạo có khỏe mạnh thì mới thích múa ca hát lượn.
Tôi thường cho chim uống nước có hòa Vitamin B1, tác dụng của B1 thì ai cũng biết rồi, kích thích chim ăn uống, tăng sức đề kháng cho chim. bạn nên cho chim uống định kỳ tháng 3 ngày và nhớ là nước khi hòa với thuốc không được để qua đêm sẽ phản tác dụng. bên cạnh đó bạn có thể cho chim uống C sủi hoặc là những loại vitamin khác nếu có điều kiện.
5. Về cách thức dợt chim:
Đây chỉ là cách dợt dãi chim mà tôi tự nghiên cứu có tham khảo của một số anh em trên 1 số 4rum và của các cụ cao niên các anh chị chơi chim trong hội.
Tôi chỉ bàn đến chim mới đi dợt, còn chim đã dợt dãi nhiều rồi thì không còn gì để nói.
1. Khi nào thì chú chim bổi của bạn nên mang đi dợt: Đó là khi chú đã tương đối rạn, để thử bạn có thể treo chim của bạn ra cách xa bạn tầm 5-6m nếu mà chim vẫn đứng hót thì đó là khi chú chim của bạn có thể đi dợt được. Bạn đừng nôn nóng mang chú chim đi dợt vì đi dợt nghĩa là bạn phải vận chuyển chim 1 chặng đường, nơi dợt thường rất đông người, Chim của bạn chưa dạn rất có thể sẽ hoảng trong quá trình vận chuyển hoặc đến nơi dợt nhìn thấy đông người giật mình rồi hoảng như thế bạn sẽ rất mất thời gian để hồi lại chim
2. Ban đầu nên đi dợt như thế nào ? Theo tôi ở thời điểm ban đầu bạn không nên cho chim của bạn vào bãi dợt ngay mà khoảng 5-6 lần đầu bạn trùm kín áo lồng treo cách xa bãi dợt khoảng tầm 10 đến 15m đừng xa quá nhưng cũng đừng gần đó, quan trọng nhất là bạn tủ áo lồng kín! chỉ để chú chim của bạn thấy tiếng mà không thấy mặt. đừng vội sốc nổi nhét chú chim của bạn vào giữa những anh tài dợt dãi chuyên nghiệp vài tiếng ché là làm chú chim của bạn hoảng loạn tuột độ đấy. Những lần sau bạn cứ từ từ nhẹ nhàng mở áo lồng ra! mở một nữa để chim của bạn nhìn thấy bãi đấu của những anh tài, của thế hệ đi trước. Nhìn và nhìn tầm 4-5 buổi! sau đó là quá trình cho cháu nó tham gia ban đầu chỉ nên treo ở khu vực ngoài !! tránh va chạm với những quái nhân của bãi dợt và cứ thế treo lại dần treo lại dần cho đến khi vào đến bãi trung tâm thì bạn đã hoàn thành quá trình dợt. và chim của bạn đã là chú chim dợt dãi chuyên nghiệp đến một ngày nào đó sẽ đứng cội đấu dàn ^_^
( lại tan sở và xin hẹn anh em ngày mai ta sẽ bàn về bẫy chim - cái nghề mà nuôi sống tôi xuốt quảng thời gian thất nghiệp năm 2010)
Sửa bởi Amin: