Các Tật Chào Mào Và Cách Khắc Phục

dinhthotb

Chào Mào Thái Bình
1. Tật ngoái cổ :

Tật này sinh ra do chim bị ép trong không gian hẹp, hoặc lồng kẹp vào góc tường, và nhiều con do tính mà sinh ra. Tật này phải được phát hiện sớm, chứ khi đã thành nết thì khó chữa, sác xuất chữa được rất thấp. Thường khi phát hiện chim mắc tật này thì đầu tiên sang qua 1 lồng rộng, có 02 cầu cho chim có không gian rộng và di chuyển lên xuống. Không đặt chim ở góc tường, phải để nơi thoáng; thoáng 4 mặt càng tốt. Dùng đĩa CD đặt chổ móc lồng. Khi phát hiện có dấu hiệu chim có thói xấu này mình thường cho chim vào lồng tập thể (lồng dùng nhốt chim khi bẫy về), đến khi nào thấy khi đứng trên cầu hoặc không bám vào nan lồng hoặc cổ ngữa ra sau thì sang về lồng lại.

2. Chào mào lộn mèo :

Tật này nguyên nhân dẫn đến gần như ngoái cổ, nhưng nếu 1 con chim mắc tật lộn mèo có thể dễ chịu hơn. Cách khắc phục là cho chim vào lồng có cầu phụ, hoặc nâng cầu lên cao để không có khoảng cách lớn. Cách hiệu quả nhất vẫn là giăng dây, dùng dây cước căng ngang, 1 sợi song song với cầu chính, 1 sợi chéo vuông góc với sợi kia. Thời gian chim sẽ bớt, nhưng tật này không thể chữa được khi chim có lại không gian rộng (chỉ có cách sống chung với lũ),có thể cắt 1 bên cánh,đeo vật nặng ở chân,còn em thì thả nó vào cái lồng to,loại lồng dùng để cản mái...Thường chim sẽ xuất hiện khi ở trạng thái căng lửa hoặc yếu lửa. Nhiều con bình thường không sao, nhưng khi căng thì bị chứng này.

3. Tật cắn đuôi, cắn lông, cắn chân ở chào mào :

Có 2 trường hợp dẫn đến là chim bị rận mạt cắn do ít được tắm và phơi nắng. Trường hợp này thì thường xuyên cho chim tắm, phơi nắng sẽ hết, lồng vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, 1 số trường hợp được xác định là chim quá căng và ức chế, mình cũng đã gặp 2 trường hợp : tự cắn chân đến chảy máu; tự cắn đuôi, cánh. Theo kinh nghiệm các bác khác thì thường mang chim đi dợt, và thường xuyên cho chim tắm, phơi nắng để chim giảm lửa. Tuy nhiên, những trường hợp tự cắn đuôi theo mình biết là chữa rất khó.Và lưu ý 1 điều các bác đừng dạy chim đá tay trừ khi nuôi chim đá,vì đá tay riết nó sung không đá được ai thì nó sẽ tự hủy hoại mình.

4. Sợ đủ thứ :

Thường bị tật này rơi vào nuôi từ chim non, chim tơ lên, thỉnh thoảng vẫn gặp ở chim bổi. Những tật này chữa được nhưng đòi hỏi phải kiên trì và biết "hy sinh". Những em sợ màu đỏ, xanh của bố lồng, sợ trùm, sợ sào...Khi gặp tật này cách tốt nhất và hiệu quả nhất là để vật em nó sợ bên cạnh, thời gian sẽ quen, nhưng hậu quả là chim lông lá xơ xát, toác đầu...

5. Chim ngủ dơi (ngủ treo mình) :

Tật này thường buổi tối,chim còn nhát mà các bác bắt nó ngủ,khi trùm áo lồng lại thì treo chỗ tối,chim không thấy cầu đậu nên không chịu đậu trên cầu mà bu lồng hoặc bu nóc lồng thả lỏng người. Sáng dậy thì chim có trạng thái mất sức, lông đuôi toe hết...Cách trị, tối vẫn trùm áo lồng nhưng khi treo, để lồng chim gần chổ có ánh sáng vừa, dần dần cho đến yếu,hoặc cho chim ngủ sớm(chú ý không trùm hết áo,phải hé hơi hơi để chim thấy ánh sáng mà đậu cầu ngủ). Thời gian chim sẽ dạn và bỏ.

6. Chim ỉa vào cóng :

Thói quen này là do chim thường hay tìm chổ cao để đậu và ngủ, dẫn tới đi luôn vào cóng. Tình trạng này để lâu ảnh hưởng đến sức khoẻ của chim, viêm đường ruột khiến chim khó đạt lửa, và mất mỹ quan. Cách trị là thêm cầu phụ,hoặc thay bằng ống nước dài.

7. Chào mào cắn bố :

Tình trạng này không phải là tật, nguyên nhân : chim thiếu chất hoặc chỉ là thói quen đùa nghịch. Trong 1 nhà có em nào xé báo, thì những em kia học theo, nhưng sẽ bỏ. Cách khắc phục tạm thời là : thay bố lồng, thường dùng tấm thảm, chim đi phân dễ rút nước và vệ sinh cũng đơn giản.
Các cách này có thể áp dụng cho các loại chim khác.

Lang thang qua chotayninh.vn thấy bài viết của Bác Thương Gia Vip rất hay nên mượn post lên cho anh em 4rum tham khảo.
 

cmnhatrang

Chào mào & Anh em
3. Tật cắn đuôi, cắn lông, cắn chân ở chào mào :
Có 2 trường hợp dẫn đến là chim bị rận mạt cắn do ít được tắm và phơi nắng. Trường hợp này thì thường xuyên cho chim tắm, phơi nắng sẽ hết, lồng vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, 1 số trường hợp được xác định là chim quá căng và ức chế, mình cũng đã gặp 2 trường hợp : tự cắn chân đến chảy máu; tự cắn đuôi, cánh. Theo kinh nghiệm các bác khác thì thường mang chim đi dợt, và thường xuyên cho chim tắm, phơi nắng để chim giảm lửa. Tuy nhiên, những trường hợp tự cắn đuôi theo mình biết là chữa rất khó.Và lưu ý 1 điều các bác đừng dạy chim đá tay trừ khi nuôi chim đá,vì đá tay riết nó sung không đá được ai thì nó sẽ tự hủy hoại mình.

Cám ơn dinhthotb bài viết hay quá!
Mình xin chia sẽ hiện mình cũng có 1 em bổi 7 mùa thương hay cắn 1 cọng lông đuôi do em nó xuing và hay ức chế, giải pháp mình đưa ra, 1tuần phải cho em nó ăn 1 lần cam hoặc cà chua cho mát lòng chút, tối em nó đi ngủ khg nên trùm kín hết áo lồng, nhớ chừa ra 1 khoang nhỏ cho có ánh sáng và em nó có thể nhìn ra ngoài, lỡ có em chim nào hót, em nó có thắc mắc gì thì cứ nhảy xuống nhìn ra ngoài, tìm kiếm thì sẽ không có thời gian ức chế mà tự cắn đuôi.
Thân chúc ACE nuôi chim khỏe, dạy chim hay!!!
 

pepsi47

Moderator
Muốn trị chim có tật cắn lông đuôi theo cách của anh em ngoài ĐN thì bạn lấy mật gà hoặc vịt hòa chung với rượu bỏ trong cái máng nhỏ trong lồng tắm để lông đuôi chim quẹt qua lại thấm ướt vào hoặc dùng kim tiêm xịt trực tiếp vào phần đuôi chim cho thấm ướt, trong mật vịt và gà có vị rất đắng và rượu thì trị rận mạt rất tốt, khi con chim muốn rỉa hoặc phá lông đuôi thì sẽ bị đắng miệng sau vài lần như vậy thì nó sẽ khiếp và ko dám phá lông nữa, mình củng đang trị 1 em phá lông đuôi bằng công thức này rất hiệu quả. Chúc các bạn thành công .
 

netcom0909

New member
Em có một em CM khi chơi hay nhảy cầu tưng tưng như chim sơn ca, cho em hỏi đây có phải là tật ko ? mấy người bạn thì bảo nó bị tật nhảy dây.
 

tuanvyp

Tôi ♥ Chào mào
Trị tật cắn đuôi bác chỉ cần lấy dầu bôi lên phần đuôi cắn! khi chim cắn thấy cay thì k dám cắn nữa!
 

Pleikupho

New member
sáng nay mới thả 1 con bỗi khá đẹp, mào hơi lân + yếm đậm, vì em nó ngoái cổ + lộn mèo rùi.hichic
 

chimhue

New member
bài viết quá chuẩn . cám ơn bác đinh thọ đã up cho anh em thao khảo . Em xin thêm một số bệnh thường gặp ở chào mào . ( 1 ) chào mào phá vỹ ( cắn đuôi ) cách trị là dùng mật heo phun hoặc bôi trực tiếp lên đươi thì một thời gian sẻ hết , ( 2 ) chào mào ức lên cắn chân thì cách trị là hạn chế cho em nó ức nếu khi kè lồng em nó ức quá thì phải cho em nó cắn 1 em chim bổi ( chim thí ) để giảm bớt độ căng của em nó hoặc cho bạ lồng với chim cứng , khi bạ xong nhớ trùm áo lồng thật kín . Đây là kinh nghiệm của em có được xin gởi đên toàn thể anh em chaomao.org . nếu có gì không đúng mong anh em góp ý để thú vui chào mào ngày càng lớn mạnh
 

DJ_ChE

New member
bài viết của bác thật bổ ích... em CM nhà mình đỡ được tật ngủ dơi rồi ^^
 

thienhuy334

New member
1. Tật ngoái cổ :

Tật này sinh ra do chim bị ép trong không gian hẹp, hoặc lồng kẹp vào góc tường, và nhiều con do tính mà sinh ra. Tật này phải được phát hiện sớm, chứ khi đã thành nết thì khó chữa, sác xuất chữa được rất thấp. Thường khi phát hiện chim mắc tật này thì đầu tiên sang qua 1 lồng rộng, có 02 cầu cho chim có không gian rộng và di chuyển lên xuống. Không đặt chim ở góc tường, phải để nơi thoáng; thoáng 4 mặt càng tốt. Dùng đĩa CD đặt chổ móc lồng. Khi phát hiện có dấu hiệu chim có thói xấu này mình thường cho chim vào lồng tập thể (lồng dùng nhốt chim khi bẫy về), đến khi nào thấy khi đứng trên cầu hoặc không bám vào nan lồng hoặc cổ ngữa ra sau thì sang về lồng lại.
em phát hiện sớm vậy chữa được không anh , chim em thấy người gần lồng là quay đầu vòng vòng , ngoái ra sau , còn bình thường thì không sao , có coi như tật không anh
 
Top