Chào mào - kinh nghiệm bản thân xin được chia sẻ...

hvkt_87

New member
Cảm ơn bài viết bổ ích của bác Impla ! Em thích nhất từ " Cân đối " của bác trong cách chọn chim ! Trùng với kn chơi chim cũng khá lâu của e ! :D
Thân !
 

impala

Chim Thầy
mình cũng đang xài bifood mà vàng chứ không phải tím. nghe bác nói vậy cũng đồng cảm. cũng đang dịp mấy chú má trắng rớt lông mình chuyển sang bifood tím luôn. mong bác chia sẻ luôn công thức gạo trứng để ae tham khảo. thanks bác! chúc bác chim cò luôn căng lửa!

Công thức gạo mình đang làm khá giống a Chiêu (chào mào bổi) bác có thể tham khảo ở đây

Thân, Impala!
 

lamtran

New member
bifood tốt không anh impala, em cũng định thử cám này mà chưa dám, vì nó đang thay lông, em cho ăn cám thái, lông lá khô khang sơ xác quá.
 

chopmieu

New member
Chào toàn thể các anh em, theo mình thì mỗi vùng miền một đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau và cũng để thuận tiện cho việc chăm sóc chú chim yêu quý; vì vậy AE ở vùng nào thì hãy dùng cám ở vùng đó (vì cám theo công thức đã nghiên cứu sao cho thích hợp với khí hậu tại vùng đó)
Các AE không nên nay theo CT cám này mai theo CT cám khác, điều đó không có lợi cho con chim của mình. Trước khi chọn cám bạn nên tìm hiểu kỹ về các loại cám (tốt nhất các bạn chọn loại cám phổ biến nhất tại khu vực của mình) sau đó bạn cứ thế mà chăm chú chim yêu quý.
Mồi tươi có cũng đựơc không có cũng không sao (đối với AE không trơi trường), dãi dợt có thời gian thì ta cho em nó đi được là tốt. Và cứ thế sẽ đến 1 ngày gần con chim của bạn sẽ làm bạn thấy tự tin với chú chim của mình.
Mình đã làm theo cách đó và thấy hiệu quả rõ rệt ( vợ không cằn nhằn và chim sung sức).
Thân! Chopmieu
 

kenyang88

New member
Bác nói quá hay. Em quyết định về bán hết chim. và kiếm 1 em chơi trường đc, cuối tuần đi giải trí. ko nuôi đàn nuôi đống nữa. cứ nuôi hi vọng để rồi thất vọng
 

haidch75

New member
Quay đi quay lại cũng đã được 1 năm tôi sống cùng chào mào. Một năm có lẽ là không nhiều so với mọi người, nhưng những trải nghiệm tôi đã qua thì cũng không ít. Nhiều lần cũng tính chia sẻ nhưng tính ích kỷ lại cản lại... Hôm nay xin được chia sẻ với anh em, nếu có gì không phải thì ae góp ý thêm nhé...

I - Mục đích nuôi chim:

Chúng ta nên xem xét vấn đề này kỹ nhé, kẻo tốn tiền vô ích. Chúng ta nên xác định rõ về những cách chơi chim sau:

Chim giọng: Chim giọng thì tôi xin mạn phép chia ra làm 2 loại sau:

+ Đối với 1 số anh em (Đa số anh em miền Trung) thì chơi chim giọng theo vùng. Nhưng thích chim bổi già rừng vùng đó như: A lưới, Trung Mang, An lão v.v... Cũng có những chú chim non được ép giọng theo vùng nhưng anh em nào rành thì sẽ chọn mua chim bổi chứ không mua chim non, vì chim bổi giọng luyến láy và nhanh hơn

+ Đối với anh em chơi chim giọng trong Miền Nam thì lại khác... Người ta chia ra chim rừng và chim nhà... chim rừng là chim bổi... và chim nhà thường là những chú chim có giọng riêng biệt từng vùng đã được thuần hóa rất nhiều năm và ép những lứa chim con ra giọng đó...

Tóm lại: Nếu chơi chim giọng theo vùng như anh em Miền Trung thì vừa chơi giọng vừa có khả năng chơi trường và đi thi. Còn chơi giọng theo kiểu Miền Nam thì khó khăn hơn vì chim con dc ép 1 giọng duy nhất, ra trường nghe chim giọng rừng thì thường không dám chơi. Phong cách chơi chim giọng thường đi đôi với diện mạo tướng tá của chim.

Chim đấu trường: Chim đấu trường thì đa số anh em chơi chim lâu năm sẽ chọn chim bổi già rừng... Nết chơi là quan trọng nhất đối với chim chơi trường. Mỗi người 1 ý... nhưng tựu chung lại, thì chú chim phải có nết chơi mạnh mẽ, giọng ché uy lực dọa nạt đối thủ, cánh bung cao, nhanh để đè chim người, sàng cầu, bọng đanh rát v.v... sau đó mới đến giọng và dáng bộ.

Chim thi: Chim thi đa số anh em cũng chọn chim bổi già rừng... Nết chơi của những chú chim thi phải điềm tĩnh, bền bỉ, biết dưỡng sức, khôn chim vì trong các cuộc thi phải kéo dài 4-5h nên sức bền là ưu tiên hàng đầu. Sau đó đến nước chơi, cánh, đuôi, sàng cầu lăng xăng, bọng và dáng bộ...

Vậy ta nên chọn chim già rừng hay nuôi chim con lên? Đây là 1 câu hỏi khó giải đáp vì tùy vào mục đích người nuôi mà chọn... Nếu muốn nuôi chim để học giọng thì chọn chim con... hay chơi chim theo vùng miền như anh em Miền Trung thì mua chim bổi... Riêng chim thi và chim đấu trường, tôi khuyên nên chọn chim bổi già rừng... 1 năm qua tôi đã lận đận với cả tá chim con và má trắng, nhưng kết quả đem lại là con số 0... nên hiện giờ tôi chỉ nuôi bổi mà thôi... Theo ý kiến chủ quan, tôi xin phân tích về chim con và chim bổi già rừng...

Chim con: là những chú chim còn nằm trong ổ mình mua về hoặc bắt về đút cho ăn... Những chú chim này rất thân với chủ, thấy chủ là hót múa rất vui và có thể thả quanh nhà, nhưng để 1 chú chim con trở thành 1 chiến binh trên đầu trường thì không dễ... thứ nhất, chim sẽ sinh nhiều tật như sợ lung tung, giọng không hay, ngoái lộn, cắn bố, cắn đuôi v.v... thứ hai, chim từ nhỏ đã được chăm sóc chu đáo nên nó không học được quy luật sinh tồn nên chim nhiều con chơi rất hay, nhưng gặp chim dữ nó dập 1 lần là bể chim, ko dám chơi nữa... hoặc chơi lình xình... bữa chơi bữa không mặc dù chế độ chăm rất tốt và đều tay...

Chim má trắng: là những chú chim được bắt khi mới học bay, giọng và dáng bộ chưa hoàn chỉnh... Những chú chim này dễ thuần, không phải đút, phù hợp ép giọng và nết chơi... Nhưng cũng tùy con, có con nuôi lên chơi rất hay, lỳ và bền (tỷ lệ rất nhỏ) nhưng đa số chơi lình xình của 3-4 mùa mới có bản lĩnh chơi trường và thi... Những chú chim này cũng hay mắc tật như chim con là ngoái, lộn, chơi lình xình, bám vanh, cắn bố v.v...

Chim má lỡ: là những chú chim mới lên tách đỏ mùa 1, cơ thể đã trưởng thành nhưng hầu như có rất ít kinh nghiệm sinh tồn, những chú chim này nếu về chăm tốt sẽ mau lên nhưng giọng ko hoàn chỉnh, cũng dễ mắc tật như má trắng và chim con... thời gian thuần lâu hơn má trắng 1 chút

Chim bổi già rừng: Những chú chim này thực là những chiến binh trong rừng sâu, vì đa số đã tách bầy và có 1 vùng lãnh thổ riêng, chim càng dữ thì chiếm những khu vực càng rộng và sâu trong rừng... lợi thế khi nuôi bổi già rừng là 1 khi đã thuần thì chơi ổn định... và dữ chim thích hợp cho đấu trường và thi... Tuy nhiên, thời gian thuần 1 chú bổi già rừng đến khi chơi tốt phải tính hàng năm, mau cũng phải 2 năm... có con 4-5 năm

Tiếp đến, chúng ta hay nói về chim bẫy đấubẫy lưới. Bẫy đấu và bẫy lưới thì chắc ai cũng biết, có khác là tỷ lệ chim hay khi bẫy đấu cao hơn nhiều, mình có thể đoán được tính nết và cách chơi của chim khi còn ngoài thiên nhiên nên bỏ 3-5 năm ra nuôi nó bõ công... nuôi chim bẫy lưới thì hên xui... chim hay cũng có chứ không phải không... nhưng tỷ lệ nhỏ và không đáng bỏ 3-5 năm ra chơi canh bạc ko chắc ăn

II - Chọn chim: Tôi khuyên bạn nên xác định rõ mục đích chơi chim rồi hãy bàn đến chọn chim cho phù hợp... Chim con và chim bổi thì tôi đã nói ở trên... Còn về cách chọn mặt, mào, yếm, đuôi v.v... Tôi không dám mua rìu qua mắt thợ... Nhưng có ai dám chắc 100% là con chim mào như thế này thế kia sẽ chơi thế này thế nọ không? xin thưa là không... Vì nếu có như thế, họ đã không phải gian nan khổ sở đến tận nơi bẫy chim để coi nó chơi thế nào mà bẫy về... hay nếu đúng thế, thì cứ ra hàng chim bẫy lưới... lựa cho được con như thế về mà chơi...

Theo tôi, thì dù cho tường con chim to hay nhỏ, dài hay ngắn thì nó phải cân đối con chim. Còn cách chọn mào này yếm kia, chỉ là sở thích của mỗi người... Nhưng theo kinh nghiệm thực tiễn thì những chú chim gốc mào to, yếm dày đậm, đuôi dài, cánh xệ v.v... thường là những chú chim hay thì tôi không phủ nhận.

Quan trọng hơn, nếu là chim đấu trường hay thi thì hãy để đấu trường chứng minh tố chất của nó...

III - Cách chăm chim: Tôi cũng đã bỏ cả năm trời để học cách này cách kia, muốn cho chú chim mình thật đầy đủ chất để chơi hay, hết theo công thức cám khủng này lại đua đòi cám ngon kia, nào là tắm táp, phơi nắng đúng giờ, nào là nhặt cào cào, vệ sinh hàng ngày v.v... Nhưng cuối cùng cũng chỉ đem lại con số 0... Chim không chơi thì mãi sẽ không chơi cho dù bạn có chăm thế nào... Nhưng 1 chú chim có tố chất thì chăm bình thường vẫn chơi tốt...

Cách chim chim hiện tại của tôi xin được chia sẻ với anh em:

Cám bifood loại đặc biệt (màu tím) + gạo rang trứng
Trái cây tùy, có gì ăn đó
Cào cào 1 tuần 2 bữa
Tắm 2,4,6
Phơi nắng thì khi nào rảnh phơi

hiện tại chú bổi đang thay lông nhưng vẫn căng và biểu hiện tốt...

Vì sao tôi chăm chim như thế, Như bài Tìm hiểu dinh dưỡng cho chim cảnh...tôi đã đề cập thì cái chúng ta cho chim ăn không quan trọng bằng những cái mà chú chim có thể hấp thu... ăn sơn hào hải vị mà chim không hấp thu thì không bằng chú chim chỉ ăn cám chay mà hấp thu hết... ngoài ra ta còn bổ sung cào cào và trái cây, kết hợp với tập lực thì chú chim sẽ có phong độ tốt.

1 năm qua, cả tá chim non tôi chăm rất tốt, đủ loại cám ngon, cào cào ngày nào cũng có... ở nhà thì chơi như con điên nhưng ra trường thì không xù cũng tắm... thế nên, cách chăm chỉ là 1 phần, con chim mới là tất cả... Quan trọng là sự ổn định...

IV - Thi chim, đấu trường:

Cũng có thời gian tôi đam mê thú chim thi, ngày ngày chăm chim cho thật tốt, mong đợi ngày thi như lần đầu hẹn hò... nhưng cái nhận được không đáng cái cho đi... Tôi xin nói 1 chút về kinh nghiệm thi chim của mình...

Nếu bạn xác định đi thi để lấy giải, để khẳng định bản thân cho người đời biết... thì tôi khuyên bạn nên suy nghĩ lại... Bạn có được gì sau những vinh quang ảo đó, bạn có thêm bạn hay thêm người ganh tị??? Bạn, gia đình và chú chim của bạn có được yên không hay tối ngày canh chừng trộm chim, cướp chim??? Nhưng bạn đi thi để coi mình chăm chim đến đâu và chú chim mình đến đâu, có giải hay không cũng vẫn vui thì hãy đi nhé...

Chăm chim thi thì nhiều người chăm rất cầu kỳ, nào là bổ sung cái này, thêm cái kia nhưng rồi cũng có được giải không? (tôi là 1 trong số đó ^_^) nên nghĩ lại... thôi cứ chăm bình thường... nó chơi thì sẽ chơi... chứ ai dám nói... tôi chăm như vầy chim của tôi sẽ lấy giải đâu???

Chim chơi trường thì dễ tính hơn, ra trường chủ yếu mình được gặp bạn tán dóc cho thoải mãi sau 1 tuần làm việc, còn chú chim cũng được thi thố tài năng chút ít cho vui... Rảnh thì đi, không thì ở nhà... Vui thì đi, buồn thì ở nhà... chẳng ai cấm cả... thoải mãi... Nên tôi thích chơi chim đấu trường hơn...

Còn cách chăm chim thi và chơi trường, tôi xin bật mí chút xíu... có người tối ngày cho chim ăn cám kích hay cám nóng với hy vọng chim chơi hay để ủ đi thi hay đi trường... Nhưng tôi nghĩ cách nuôi đó thích hợp cho những người chơi chim giọng hay chim nhà... vì chú chim lúc nào cũng sung và chơi cả ngày... thế là chủ của nó vui rồi... Con nếu chơi chim thi hay chim đấu... tôi khuyên chỉ nên thúc chim vào lúc cần thiết.. còn lại hãy chăm bình thường...

Ví dụ: ngày nào bạn cũng làm 1 xị... nên ngày nào cũng phê phê nói nhảm cả ngày... còn tôi không uống nên cứ im im... nhưng khi muốn có chút men để đánh nhau chẳng hạn... thì bạn chắc cần phải cả lít mới lên máu mà chơi... còn tôi thì 1 xị thôi cũng đã lên máu rồi... nếu chơi 1 lít bằng bạn thì tôi chẳng biết trời đất là gì... chơi hết hihi... nói thế thì chắc dễ hiểu hơn...

Còn khi mang chim đi thi hay ra trường, tôi khuyên bạn nên chú ý chú chim nhé... vì cho dù chim bạn có dữ bao nhiêu đi chăng nữa... thì cũng sẽ có con dữ hơn và đè chim bạn... nếu không cẩn thận thì chim bạn sẽ xù lông, bỏ nước và có khi bể chim... Bạn cũng có thể tham khảo thêm ở Chim thi - những điều cần biết...

Cái quan trọng khi chơi chim thi và chim trường là vẫn giữ được sự thoải mãi và đúng với thú vui lành mạnh nhé... sân si quá thì nên coi lại mình ngay, đừng để đi quá xa thì sẽ khó quay lại như tôi đã đề cập ở Xin hãy trả thú vui lại chính nó...

Nói chung lại, thì thú nuôi chim cũng chỉ là 1 phần của cuộc sống chúng ta, chỉ làm cho cuộc đời chúng ta thêm thú vị... Hãy coi nó đơn giản thì cuộc sống sẽ thú vị hơn... quan trọng quá thì coi chừng thú vui đó sẽ biến thành trái đắng cho cuộc đời...

Nuôi chim là để thử mình
Nuôi chim lấy giải buộc mình sân si

Thân mến, Impala!

Đọc bài của bạn thấy toát lên quan điểm của một nghệ nhân chân chính, xin cảm ơn về bài viết rất hay.
 

vugeok27

New member
Giá như bác Nam tham gia thi chim ở Vĩnh Điện tháng 6/2013 đọc được bài này thì tốt biết bao. Chúc bác sớm giác ngộ để thú chơi chim đúng nghĩa của nó!
 

copden

New member
- Bài viết của bác chiu sẻ nhiu điều mà bản thân những người chơi chim hiện nay phải gượng lại và suy sét bản thân hi có điều bản thân mình là giáo viên mình ko đống ý với quan điểm là chọn toàn chim bổi nuôi lên .đơn giản hơn đi bác ha chim non và má trắng là trẻ nhỏ ( trong đó có đứa thế này đứa thế nọ. Có đứa có năng khiếu có đứa nhờ siêng năng...) muốn nó như ý mình thì bản thân người thầy phải có cách huấn luyện đúng. Ý mình nói ở đây là yếu tố con người đừng đổ lổi hết cho chim. Chào mào sao cứ mổi con mổi kiểu cùng 1 chế độ nuôi mà có con thế này có con thế nọ. Có con ở với mình thì ko ra sao qua nhà khác 1 thời gian lại như đổi tính...?
( Nuôi chim là để thử mình. Nuôi chim lấy giải buộc mình sân si) thích câu nói này của bác củng vì cái giải mà phát sinh nhiu chuyện
Thôi thì mình cứ theo đam mê của mình mà chơi . Mình thích nhất là đc ngồi nhìn chim tắm cùng 1 điếu thuốc lúc này dường như chỉ nhìn thấy mình nó mà thôi
 

CuRuyff

New member
mình cũng chơi đc hơn 1 năm , nuôi hai e chim lỡ gần thay lông xong , chim đi chơi trường rất suớng , nhưng hôm trước tắm lơ đãng đã xẩy e nó , giờ ko biết có nên đầu tư e khác không , hix công sức hơn 1nam giờ tan biến :( ( mình tiếc nhất là con chim nó chơi trường hay quá chứ ko fai cái công mình bỏ ra )
 

Huynhhaiau79

New member
Bài viết qua hay,chơi chim là để tạo niềm vui cho chính mình,giảm căng thẳng trong cuộc sống.chứ bây giờ nhiều người cứ lấy thi chim và có giải ra để thể hiện,khi chim ko đoạt giải thì đổ thừa trọng tài này nọ...chán.em rất tâm đắt với bài viết của anh,nuôi chim là để tạo niềm vui trong cuộc sống,giảm strees.Cảm ơn anh vì bài viết qusa hay,chúc anh sức khỏe và mãi đam mê chào mào,một loài chim hat,đẹp và oai vệ,thân.
 

hoangkhoi

New member
đọc bài viết của bạn. mình thấy phải rất công phu để theo đuổi niềm đam mê này
 

Hải Băng Giá

New member
Đọc lại bài viết của bác chủ thớt, em thấy thấm thía nhiều điều. Ôi cuộc đời chào mào chỉ là niềm vui đừng nên để tốn quá nhiều thời gian và công sức vào nó. Cảm ơn bác chủ nhiều
 
Top