baolinle
New member
Phương Pháp huấn luyện chào mào của bạn Đấu trường (trang 2)
Bài này dịch từ trang http://snabber.wix.com/jambulfarm chỉ mang tính tham khảo:
Vui lòng tham khảo trang 1 của loạt bài này.
Phương Pháp huấn luyện chào mào của bạn Đấu trường (trang 2)
Treo chim ở nhiều nơi khác nhau để xem chú chim sẽ chơi được bao lâu:
a) Bốn Góc của nhóm đấu
b) Phía trước- giữa của nhóm đấu
c) Phía sau- giữa của nhóm đấu
d) Trung tâm, ngay chính giữa của nhóm đấu
e) Và cuối cùng treo lại bốn góc nhóm đấu
Tìm ra được chỗ mà chú chim yêu thích được treo nhất. Vị trí này sẽ khác nhau cho mỗi chú chim khác nhau.
3) Huấn luyện liên tục cho chú chim (đây là điểm mà tôi yêu thích, điều đó cũng làm cho tôi tỉnh táo và tập trung vào chú chim thay vì lười huấn luyện để ăn sáng và uống cà phê tại tại trường đấu):
Khi treo chim lên giàn, xem chú chim chơi và hót. Nếu như chú chim ngừng chơi trong 10 phút, thì ta nên thay đổi vị trí treo.
Hãy làm điều này nghiêm túc để giữ chú chim phải chim hoạt động, phải chiến đấu. Hãy thử xem bạn có thể làm cho chú chim của mình đấu và hót trong 1-2 giờ không, điều này phụ thuộc vào sự kiên nhẫn và thời gian của bạn ở trường đấu.
Chú chim sẽ dần đến một điểm tới hạn mà chú ta hoàn toàn kiệt sức và mệt mỏi sau khi được di chuyển và đấu / hót. Sau đó ta đưa chú chim xuống, phủ áo lồng và treo ra khỏi nhóm đấu.
Huấn luyện để chú chim hiểu rằng - khi chú chim được đưa vào giàn đấu, công việc của chú chim là phải đấu và hót, nếu chú chim dừng lại, đó là thời gian phủ áo lồng, sẽ không có cơ hội để chú chim chơi và hót một mình bên ngoài giàn đấu (chim đấu là phải chơi/ hót với nhửng chú chim khác, không phải đấu và hót một mình), đây chính là lúc chú chim nên được đưa về nhà.
Lưu ý: Phương pháp này thường được sử dụng cho các chú chim rừng hoặc những chú chim sành để kiểm tra khả năng chú chim có thể chơi được bao lâu và đó cũng thường là cách đáng giá phong cách, sức bền của chú chim trong các cuộc thi. Điều này cũng giúp cho bạn thêm cơ hội đo lường/đánh giá chính xác hơn về thể lực và tố chất của chú chim của mình.
Nếu chim chơi tốt hơn trong khoảng thời gian dài hơn ở mỗi vị trí giàn mà không cần thay đổi vị trí treo, điều đó có nghĩa là chú chim đang được cải thiện theo hướng tốt.
Nếu chim chơi chỉ tổng cộng 30 phút mặc dù đã thay đổi chổ treo, thì nó chưa đạt lửa/sẵn sàng để thi đấu. Bạn phải quay trở lại những điều cơ bản của việc phơi nắng, tắm táp, phơi khô cho chú chim, cung cấp một chế độ ăn uống thích hợp và giấc ngủ hợp lý cho chú chim ít nhất một tuần trước khi bạn có thể mang chim ra trường và thử nghiệm lại theo cách này.
4) KHÔNG nên mang chú chim đi đấu quá thường xuyên.
Tôi khuyên bạn nên mang 1 tuần 1 lần hoặc 2 tuần 1 lần.
Kết luận:
Huấn luyện kích động (tạo ức chế)(1) có thể được thực hiện 3 lần một tuần hoặc thậm chí huấn luyện hàng ngày. Nó phụ thuộc vào từng chú chim.
Cách duy nhất để tìm ra phương pháp hiệu quả để huấn luyện chú chim là sau khi bạn đã thực hiện phương pháp đó trong 2 tuần hoặc 1 tháng.
Mục tiêu là - không bao giờ để chú chim cảm thấy buồn chán với việc đấu đá.
Huấn luyện Thi Đấu Áp Lực Cao Cho Chú Chim Của Bạn - Chessboard Training (tiếp theo)
Bài này dịch từ trang http://snabber.wix.com/jambulfarm chỉ mang tính tham khảo:
Vui lòng tham khảo trang 1 của loạt bài này.
Phương Pháp huấn luyện chào mào của bạn Đấu trường (trang 2)
Treo chim ở nhiều nơi khác nhau để xem chú chim sẽ chơi được bao lâu:
a) Bốn Góc của nhóm đấu
b) Phía trước- giữa của nhóm đấu
c) Phía sau- giữa của nhóm đấu
d) Trung tâm, ngay chính giữa của nhóm đấu
e) Và cuối cùng treo lại bốn góc nhóm đấu
Tìm ra được chỗ mà chú chim yêu thích được treo nhất. Vị trí này sẽ khác nhau cho mỗi chú chim khác nhau.
3) Huấn luyện liên tục cho chú chim (đây là điểm mà tôi yêu thích, điều đó cũng làm cho tôi tỉnh táo và tập trung vào chú chim thay vì lười huấn luyện để ăn sáng và uống cà phê tại tại trường đấu):
Khi treo chim lên giàn, xem chú chim chơi và hót. Nếu như chú chim ngừng chơi trong 10 phút, thì ta nên thay đổi vị trí treo.
Hãy làm điều này nghiêm túc để giữ chú chim phải chim hoạt động, phải chiến đấu. Hãy thử xem bạn có thể làm cho chú chim của mình đấu và hót trong 1-2 giờ không, điều này phụ thuộc vào sự kiên nhẫn và thời gian của bạn ở trường đấu.
Chú chim sẽ dần đến một điểm tới hạn mà chú ta hoàn toàn kiệt sức và mệt mỏi sau khi được di chuyển và đấu / hót. Sau đó ta đưa chú chim xuống, phủ áo lồng và treo ra khỏi nhóm đấu.
Huấn luyện để chú chim hiểu rằng - khi chú chim được đưa vào giàn đấu, công việc của chú chim là phải đấu và hót, nếu chú chim dừng lại, đó là thời gian phủ áo lồng, sẽ không có cơ hội để chú chim chơi và hót một mình bên ngoài giàn đấu (chim đấu là phải chơi/ hót với nhửng chú chim khác, không phải đấu và hót một mình), đây chính là lúc chú chim nên được đưa về nhà.
Lưu ý: Phương pháp này thường được sử dụng cho các chú chim rừng hoặc những chú chim sành để kiểm tra khả năng chú chim có thể chơi được bao lâu và đó cũng thường là cách đáng giá phong cách, sức bền của chú chim trong các cuộc thi. Điều này cũng giúp cho bạn thêm cơ hội đo lường/đánh giá chính xác hơn về thể lực và tố chất của chú chim của mình.
Nếu chim chơi tốt hơn trong khoảng thời gian dài hơn ở mỗi vị trí giàn mà không cần thay đổi vị trí treo, điều đó có nghĩa là chú chim đang được cải thiện theo hướng tốt.
Nếu chim chơi chỉ tổng cộng 30 phút mặc dù đã thay đổi chổ treo, thì nó chưa đạt lửa/sẵn sàng để thi đấu. Bạn phải quay trở lại những điều cơ bản của việc phơi nắng, tắm táp, phơi khô cho chú chim, cung cấp một chế độ ăn uống thích hợp và giấc ngủ hợp lý cho chú chim ít nhất một tuần trước khi bạn có thể mang chim ra trường và thử nghiệm lại theo cách này.
4) KHÔNG nên mang chú chim đi đấu quá thường xuyên.
Tôi khuyên bạn nên mang 1 tuần 1 lần hoặc 2 tuần 1 lần.
Kết luận:
Huấn luyện kích động (tạo ức chế)(1) có thể được thực hiện 3 lần một tuần hoặc thậm chí huấn luyện hàng ngày. Nó phụ thuộc vào từng chú chim.
Cách duy nhất để tìm ra phương pháp hiệu quả để huấn luyện chú chim là sau khi bạn đã thực hiện phương pháp đó trong 2 tuần hoặc 1 tháng.
Mục tiêu là - không bao giờ để chú chim cảm thấy buồn chán với việc đấu đá.

Huấn luyện Thi Đấu Áp Lực Cao Cho Chú Chim Của Bạn - Chessboard Training (tiếp theo)