Kinh nghiệm chọn chim tơ má trắng, má đỏ và ép giọng

thaphuongkhach

Administrator
Chào cả nhà!

Mùa má trắng đã sắp về, mình lập topic này để chia sẻ 1 chút kinh nghiệm cá nhân trong việc tuyển chọn những chú má trắng vừa ý cũng như cách ép giọng những chú chim non thành công.

Tuyển bổi hay má trắng để đào tạo thành 1 chiến binh đó là 1 trong những đam mê thú chơi chào mào nhưng không phải dành cho tất cả những ai yêu thích loài chim này. Để làm được chúng ta cần có thời gian, không nôn nóng, không chơi vì phong trào, không thích ăn những món mà do người khác dọn sẵn.... Chính vì vậy tuyển 1 con bổi hay má trắng về chăm yêu cầu rất chọn lọc "người chơi". Nhưng 1 thành phần có thể thiếu kiên nhẫn nhưng rất thích làm việc này đó là: những người trẻ hoặc mới tập tành chơi chào mào. Bài viết này mình nghiêng về hướng dẫn cho đối tượng vừa kể ở trên.

A. Cách chọn 1 chú chim má trắng vừa ý:

1. Mục đích:

Để chăm 1 con chim má trắng thành 1 chú chào mào có thể chơi tạm được bạn cần mất ít nhất 2 năm để hoàn thiện các quá trình. Đó là khoảng thời gian quá dài nên vấn đề lựa chọn "hạt giống" được xem là khâu quan trọng nhất. Bạn sẽ mất không công từ 1~2 năm nếu khâu đầu tiên bạn không cẩn thận.

2. Tìm hiểu về nguồn gốc chim và thời gian đi mua:
- Bạn cần tham khảo những tiệm chim gần nhà bạn có, hãy lân la để biết được nguồn má trắng người ta thường nhập về xuất phát từ đâu? Tất yếu, con chim má trắng ở vùng có tỉ lệ chim hay cao sẽ dễ thành công hơn 1 con chim má trắng ở vùng chim quá tệ.
- Má trắng không nhất thiết phải chọn bẫy lồng, thật ra má trắng đá cầu tử chẳng qua nó còn non chưa biết mùi sập bẫy, cũng có thể là nó tham ăn ... chứ không hẵn bị sập bẫy vì muốn đấu đá với chim mồi (tuy nhiên, chim bẫy đấu thì tỉ lệ trống vẫn cao hơn).
- Bạn nên đến xem và bắt chim ngay thời điểm chim vừa mới nhập về (còn muốn biết lúc nào chim về thì đó là khả năng lấy thông tin của bạn từ chủ tiệm). Thông thường, người bẫy lưới sẽ thực hiện công việc này vào ban đêm hoặc sáng tinh mơ... và sau đó là vượt hàng chục km để về giao hàng cho đầu mối nên khả năng chim về buổi sáng thường rất cao!
- Hãy thương lượng với chủ tiệm để bạn được tự ý lựa chọn, và tránh bị nhăn nhó hay phàn nàn thì bạn hãy hào phóng nói với chủ tiệm bạn sẽ trả giá gấp đôi cho những con bạn sẽ lấy (tất nhiên không chủ tiệm nào làm khó vì bạn là 1 kẻ biết điều).

3. Chọn chim:
Sau 2 bước cơ bản trên bạn đã nắm trong tay 50% chất lượng về con chim bạn sắp chọn. Hãy mở cái lồng bầy ở tiệm ra và bắt đầu quá trình.
- Vấn đề bạn cần tìm đầu tiên là ... những chú chim đặc biệt (đây chính là lí do mình muốn là người chọn chim đầu tiên sau khi hàng nhập về), bởi vì có thể chưa ai kịp phát hiện ra những thứ này ngoài bạn. (Người bẫy thì lúc trời tối, chủ tiệm thì chưa kịp chọn lọc).
Bạn cần lưu ý các đặc điểm này đầu tiên, có con nào thì cứ bắt con đó: bạch đề, cánh có đốm trắng, lông có gì đó khác lạ so với các con còn lại.... Trường hợp này mình gặp rất nhiều chứ không hiếm đâu nhé!

image_zpse076fbb9.jpg


bachde1.jpg


20130710_095812.jpg


May mắn hơn nếu bạn nhìn thấy được 1 con... gần giống như thế này... :)

13394962371285405647_574_0.jpg



- Sau khi đã chọn được chú chim độc như mô tả ở trên hoặc là không có con nào đặc biệt thì bạn hãy chọn chim theo các tiêu chí sau:
+ Con chim nhanh nhẹn nhất trong đám, luôn đứng thẳng trên cầu hoặc thỉnh thoảng tranh giành chổ đậu với các con khác, lên xuống ăn uống 1 cách tự nhiên mặc cho bạn đang chăm chú nhìn ngắm nó.

201408132511_3.jpg



+ Con chim có đôi mắt và đầu to, má trắng rõ ràng, mào luôn dựng đứng và dày, yếm đen đã kéo xuống 2 bên (chi tiết yếm chưa quá rõ ở má trắng, nhưng nếu tinh mắt bạn vẫn có thể nhận ra được), mỏ mỏng và ngắn. Đừng bao giờ chọn những con chim mào luôn cụp lui phía sau, hay bám trên góc lồng với vẻ sợ sệt, đầu thì co rúm lại, đứng trên cầu mà giống như đang nằm...

1408602472.0029.jpg


4. Bắt con chim đã chọn:
- Khi bạn đã ngắm được con chim như ý, hãy mượn cái bình xịt nước của chủ tiệm và mắt không rời chú chim đã chọn để nhắm mà xịt nước cho ướt mình nó. Khi con chim bị ướt và bạn có thể dễ dàng phân biệt nó với cái đám còn lại thì hãy gọi chủ tiệm dùng cây móc nó ra giúp bạn!

B. Chăm sóc chim má trắng và ép giọng: (sẽ cập nhật sau..........)

* Ví dụ minh họa:
Chim bắt từ chim non, ngày 20.04.2012:



Sau 5 tháng chăm sóc, ngày 27.09.2012:



Chúc bạn chọn và chăm được chú chim như ý!

Thân ái,
thaphuongkhach
 

TAYNINH707

New member
cảm ơn anh đã chia sẽ những kinh nghiệm quý báo. chúc tất cả mọi người sẽ chọn được 1 chú má trắng như ý.
 

Hoàng Nguyên

New member
Em sợ cái thứ này lắm rồi....Một là do mình thiếu kiên nhẫn hai là do số mình quá đen , hoặc ba là mình chọn chim ngu quá :DMua 5 con từ trước tới giờ thì một là mái hai là sinh tật . Tới con thứ 6 mua con mái 60 ngàn tính nuôi lên ép đẻ thì nó thành con trống. Bố khỉ!:D
 

dungchaomaovt

New member
bài viết rất hay. giúp anh em them dc kinh ngiệm, nếu có thể bác chia sẻ them cách chăm má trắng để nó chơi tốt như chim bổi rừng thuần lên. xin cảm ơn.
 

thaphuongkhach

Administrator
Tiếp tục:

B. Kinh nghiệm chăm sóc chim non, má trắng và ép giọng:

1. Chăm sóc:

- Sau khi chọn từ 2~3 con chim vừa ý về (chọn 1 con là tối kỵ, vì lỡ nó nhầm chim mái thì trở thành công cóc) nếu là chim non bạn hãy cho nguyên cả đám đó vào 1 lồng để nuôi. Mục đích là: chim tập ăn nhanh hơn, ít bay nhảy hoảng loạn do ở 1 mình và bám nan lồng hơn...
Nói thêm cách cho chim non/chim má trắng bổi ăn để bạn nào chưa biết thì tham khảo:
+ Chim non chưa biết tự mổ thức ăn nên việc cần thiết là bạn phải mớm cho nó. Thức ăn có thể là chuối hoặc cám bóp nhuyễn trộn với 1 ít nước, công cụ là 1 chiếc que, thời gian cho ăn cách nhau 2 tiếng.
+ Không được cho chim ăn no liên tục để đảm bảo khi thấy bạn là tụi nhỏ ríu lên, luống cuống hướng cái mỏ về phía bạn. Nếu chim no liên tục sẽ làm cho nó trở nên ít vận động, mắt lim dim rồi tựa vào nhau như muốn ngủ, mà thật ra theo kinh nghiệm của mình thì tuổi này cần vận động nhiều để sau này con chim trở nên linh hoạt. Nghiêm cấm dùng tay để bắt con chim ra cho nó ăn, nghiêm cấm vuốt ve hay mơn trớn nó, nói chung là nghiêm cấm các hành động làm cho con chim trở nên khờ dại và dạn người quá mức >>> đây chính là tác nhân gây ra tật xấu mà đa số anh em nuôi chim non lên gặp phải.
+ Lấy cái que quẹt 1 ít cám/chuối rồi đưa vào mỏ nó (hãy nhớ rằng hũ cám trộn nước đó đặt luôn trong lồng, miệng hũ cám phải rộng, mỗi lần cho ăn thì đưa que vào quẹt cám và đút để nó thấy, khi cho ăn nên lùa chim về gần cái hũ cám nhé), ban đầu hãy đút sâu vào miệng để con chim có thể nuốt được và làm quen với cám, dần dần bạn hãy đút vào rồi kéo cái que ra. Tập vài lần con chim non có phản xạ với theo cái que có thức ăn. Khi nó biết với theo, nghĩa là bạn không được đút vào mỏ nữa mà hãy đưa cái que thức ăn lại gần nó, kiên nhẫn 1 vài lần nó sẽ tự mổ. Chim non học rất nhanh nên chỉ cần 1 con mổ là những con còn lại sẽ làm theo để "chống đói" chứ bạn ko cần phải tập từng con. Khi chim biết mổ thức ăn từ que rồi thì quẹt cám vào que và để ngay hũ, đảm bảo chưa tới 1 ngày con chim non sẽ tự mổ cám trong hũ luôn. Bạn đã thành công tập chim mổ thức ăn! Chúc mừng!
+ Đối với chim má trắng bổi: Chắc chắn rằng chim mới về chưa biết ăn, hãy tập ăn nhanh nhất bằng cách nhốt chung chúng 1 lồng, lấy cám rải lên trái chuối và lấy que đâm nhẹ vào trái chuối giống vết chim mổ (đừng tự tin rằng bạn cắt ngang trái chuối bỏ vào thì chim sẽ biết ăn, có khi bạn bỏ miếng chuối cả ngày cũng ko thấy nó mổ miếng nào >>> vì thật sự nó không biết ăn ở chổ đó). Quan sát thấy chim đã mổ cám trên trái chuối rồi thì bạn hãy lấy trái chuối ra, bóp 1 miếng chuối và lăn ít cám rồi bỏ vào hũ cám, tầm 2 ngày bạn hãy lấy hết chuối ra đi để xem con chim ăn cám ngon lành như thế nào (Bạn không cần canh me xem con chim có ăn cám chưa mà hãy nhìn vào phân của nó bạn sẽ biết).

Hãy xem clip: tuổi này đã biết mổ cám ăn một cách tự nhiên, bạn có tin không?







Tiếp tục...
 

thaphuongkhach

Administrator
2. Luyện tập:
- Chăm má trắng hay chim non không khác gì chăm chim bổi, tuyệt nhiên vẫn là cám + trái cây, cào cào cho vào rọ, hãy tập cho con chim có cái tính khách sáo, đừng nghĩ rằng mình huýt sáo nó bay tới đậu trên tay há mỏ là ngon. Nuôi con chim non hay má trắng thành công là khi trưởng thành nó thuần nhưng không quá thân mật với bạn, khi xách lồng nó vẫn tung nhẹ là ngon. Có những người chăm chim non khi xách lồng chim ko có cảm giác, thò tay vào vuốt ve thỏa mái... nhưng gặp con chó hay cái cây là nó nhảy thiếu đường tung cả nóc. Lí do thì chắc bạn tự hiểu rồi đấy, nó tưởng bạn là người thân còn những thứ khác là xa lạ. Nuôi chim để vuốt ve thì không tài nào cho ra cội được vì nó luôn quay về hướng bạn ngồi và lùng sục tìm cách chui ra, đừng ngạc nhiên nếu con chim treo lên giàn mà cứ thò đầu ra khỏi nan ngó nghiêng, tìm kiếm... là do bạn tập nó quá thuần!
- Chim non có tật bám vanh, lông lá và đuôi gãy nhìn rất xấu. Còn má trắng thì tung lồng, tróc mỏ ... Cứ mặc kệ, sau 3 tháng bạn sẽ thấy nó thay xong bộ lông mới y như người lớn thôi. Nếu nó hay nhảy quá cũng phải hạn chế lại bằng cách bắt ra cắt lông cánh và đuôi (đuôi thì chắc chắn gãy hết rồi nên cứ cắt ngắn để nhìn khỏi chướng mắt, còn cánh thì cắt so le - hoặc cắt 1 cái bỏ 1 cái để đảm bảo nó vẫn bay được).
IMG-20120628-00438.jpg

- Giữ đúng chế độ, thói quen sinh hoạt cho chim hằng ngày (vd: bạn thường tắm và phơi nắng cho chim vào buổi sáng, chiều tối thì trùm lồng...)
- Tập cho chim chuyền cầu, lên xuống bằng cách cho con chim non vào sống chung lồng với 1 con chim già. Với chim má trắng thì chắc chắn bạn không cần tập chuyền vì nó đã học được từ chim bố mẹ, nhưng chim non nếu không tập sau này nó sẽ thiếu linh hoạt. Đừng sợ con chim già sẽ cắn chết nó mà ngược lại không bao giờ, mình đã theo dõi nhiều và có cảm giác như chúng ta rất sợ làm đau đứa trẻ mới sinh vậy. Con chim sống chung lồng dễ quan sát cách mà con chim già hoạt động, lên xuống cầu... Mời bạn xem clip:


- Với má trắng thì thời gian đầu mới về bạn nên kê lồng vài lần với con bổi già và hung dữ nhất nhà, vì thông thường khi con chim dữ thấy con chim má trắng tung lồng nó càng hung dữ, càng ché dọa nạt dữ dội. Bạn không phải sợ con má trắng bị đè, vì thực chất nó đã hiểu thế nào là giang hồ, là đại ca vùng đâu...

Trong clip này, bên cạnh con chim già là con má trắng đang tung lồng hoảng loạn... Mình đang tập tính chịu đòn...


Tiếp tục...
 

thaphuongkhach

Administrator
Mỏi tay quá, nghỉ xả hơi tí đã, hi vọng những gì mình tích cóp được sẽ có ý nghĩa cho ai đó khi nhập môn. Anh em yên tâm rằng mình đã trải nghiệm ko chỉ 1 lần, những gì mình viết ở trên là đúc kết từ thực tế, tư liệu có sẵn qua nhiều năm, chỉ 1 vài hình ảnh do trước post bên server upanh.com giờ bị mất hết, phải mượn tạm 1 vài hình mình họa từ internet thôi.

thaphuongkhach
 

phuongcty470

New member
Em sợ cái thứ này lắm rồi....Một là do mình thiếu kiên nhẫn hai là do số mình quá đen , hoặc ba là mình chọn chim ngu quá :DMua 5 con từ trước tới giờ thì một là mái hai là sinh tật . Tới con thứ 6 mua con mái 60 ngàn tính nuôi lên ép đẻ thì nó thành con trống. Bố khỉ!:D
Đọc câu cuối mà ko nhịn được cười :)
 

chaomaophongdien

New member
Khi nào anh hết mỏi tay tiếp tục viết anh nhé. em đợi tin anh. chúc anh sức khỏe mạnh tay chứ đừng mỏi tay anh nhé.
 

quang_khuyen

New member
Topic này hay quá. Mình đang chờ đợi phần nói về cách tập má trắng ra giàn và huấn luyện thành chim chiến.

Trước đây mình cũng từng đào tạo một lần được một em những cũng ko vừa ý lắm.

Vòng sơ tuyển 5 em đa số chim má trắng chuyền tiêu chí chim lanh lợi mình óng dài là chọn, về nhà nuôi khoảng 1 tháng con nào ra giọng tròn siêng hót gió là chọn còn lại 3 em.

Vòng hai nuôi và đào tạo, chế độ nuôi cám và trái cây chỉ đến mùa thay lông thì vào cào cào và dế cho em nó phát triển tốt nhất. Đào tạo thì trong thời gian mùa đầu tiên thì chỉ kẹp với chim thầy cho nghe giọng thôi ko cho đấu chờ đến khi em nó thay xong bộ lông đầu tiên vào lửa mới cho đấu 5-10p trở lại thôi.

Vòng ba tập đi giàn đây cũng chính là điều các anh em thất bại nhiều nhất trong đó có mình. Sau khi xong bộ lông đầu tiên thấy em nó hót nhiều ché tốt mình đã cho đi giàn và đã bị bể 2 em hay nhất.

Đây cũng là quá trình mình trải quả trong quá trình đào tạo má trắng. Rút ra một điều má trắng có lợi thế về bóng bộ khỏi chê, về giọng thì do mình chọn vòng sơ tuyển giọng tròn và mau mỏ thì em nó sẽ học giọng nhanh, còn về tập đấu thì rất khó để có thể thành công và dễ ủng phí công sức mình chuyển chọn và đào tạo.
 

thaphuongkhach

Administrator
Topic này hay quá. Mình đang chờ đợi phần nói về cách tập má trắng ra giàn và huấn luyện thành chim chiến.

Trước đây mình cũng từng đào tạo một lần được một em những cũng ko vừa ý lắm.

Vòng sơ tuyển 5 em đa số chim má trắng chuyền tiêu chí chim lanh lợi mình óng dài là chọn, về nhà nuôi khoảng 1 tháng con nào ra giọng tròn siêng hót gió là chọn còn lại 3 em.

Vòng hai nuôi và đào tạo, chế độ nuôi cám và trái cây chỉ đến mùa thay lông thì vào cào cào và dế cho em nó phát triển tốt nhất. Đào tạo thì trong thời gian mùa đầu tiên thì chỉ kẹp với chim thầy cho nghe giọng thôi ko cho đấu chờ đến khi em nó thay xong bộ lông đầu tiên vào lửa mới cho đấu 5-10p trở lại thôi.

Vòng ba tập đi giàn đây cũng chính là điều các anh em thất bại nhiều nhất trong đó có mình. Sau khi xong bộ lông đầu tiên thấy em nó hót nhiều ché tốt mình đã cho đi giàn và đã bị bể 2 em hay nhất.

Đây cũng là quá trình mình trải quả trong quá trình đào tạo má trắng. Rút ra một điều má trắng có lợi thế về bóng bộ khỏi chê, về giọng thì do mình chọn vòng sơ tuyển giọng tròn và mau mỏ thì em nó sẽ học giọng nhanh, còn về tập đấu thì rất khó để có thể thành công và dễ ủng phí công sức mình chuyển chọn và đào tạo.

Đáng lẽ mình viết theo trình tự nhưng thấy bạn thắc mắc nên mình chia sẻ luôn. Thật ra theo kinh nghiệm của mình thì bạn không thành công khi tập đi giàn ko phải vì ra giàn nó bị bể mà vì bạn đốt cháy giai đoạn thì phải.

Thông thường trong quá trình ép giọng (vì chưa nói nên mình nói qua ở đây: để ép giọng thì cần kết hợp tập đấu khi chim còn non mùa, bạn nên mở áo lồng thường xuyên và để con má trắng bên cạnh con chim thầy). Thỉnh thoảng kẹp chim khác vào cho con chim thầy đấu đá để con má trắng nhìn chơi, dần dà nó tạo cho con má trắng bản lĩnh chiến binh và thành công đầu tiên là sau khi luyện giọng nó dám chơi lại chim thầy...

Đây là clip con má trắng Sông Kon đã ra giọng tạm ổn sau khi học giọng:



Clip này là nó đấu giọng với chim thầy là chim Song Kon (má trắng bên trái):



Đến đây thì nó đã biết chơi lại con chim thầy khi mình ép nó vào thế ở giữa và con bên trái là con dưới cơ nó:



Áp dụng tương tự như cách trên nhưng đối với con chim má trắng Huế đã luyện xong giọng (con này mình đang làm ví dụ minh họa ở đầu bài):




Tập đấu với chim thầy là chim Trung Mang:





Sau khi bạn thấy con má trắng dám chơi lại chính người dìu dắt nó thì bạn nên tập kẹp với chim khác dữ hơn. Má trắng là chim hiếu chiến nên 1 khi đã chiến tốt với dàn chim nhà bạn thì đừng sợ ra giàn chim sẽ bể. Và 1 điều quan trọng nữa đừng bỏ qua là trước khi con chim biết sổ bài nên kiên nhẫn đem nó ra cội vài lần, kinh nghiệm thực tế cho thấy khi còn má trắng mà nó bị chéc chẻ tới tấp (lúc nàu nó chưa biết gì như mình nói ban đầu) thì sau này ra cội chim khác chéc nó chéc lại ngay lập tức và thật sự bản lĩnh.

Clip này con tơ Huế chiến đấu với 1 con TM già mùa khác:




Tất cả các clip ở trên thì má trắng là chim ở lồng bên trái. Sau khi bước qua giai đoạn chiến tại gia thành công thì đó là lúc bạn bắt đầu cho tập ra giàn, thời gian từ lúc bắt má trắng về đến lúc kết thúc giai đoạn trên là tầm 8 ~ 10 tháng, như vậy bạn còn hơn 1 năm với chế độ tập dợt hợp lý để huấn luyện thành 1 chiến binh đấu giàn thực thụ.
 

Chim Điên

New member
Mình thấy khá nhiều người chê mã trắng lên, nhưng mình đã từng cầm 1 con mã trắng cực kỳ ưng ý, chim lỳ, chơi đẹp và mình có cảm giác nó chơi không biết mệt... Nay thấy ad viết bài như này làm mình cảm thấy sung hơn ^^! chắc tuyển ngay vài em thôi
 

Hoàng Nguyên

New member
Nội cái bài chia sẻ của bác thôi em thấy nó cũng đã là một kỳ công, qua đó đủ thấy bác dành tình yêu cho tụi nó nhiều như thế nào rồi....Ngẫm lại thấy mình như một thằng dở hơi nay thích mai chán...không biết bao giờ mới đạt tới cái cảnh giới huấn luyện chim như thế này đây..:( Thôi! cầu mong sao cho mình chăm chim đừng có tụt lửa sảng là mãn nguyện dzồi
 

thaphuongkhach

Administrator
Quên 1 điều căn bản nữa là trong quá trình tập luyện cho chim đấu, bạn cần đổi lồng liên tục, tránh để chim quen lồng, má trắng hay sinh tật như: xuống cắn bố lồng hay giấy báo chơi, bám lên nóc rồi treo lơ lửng như dơi...
 

thaphuongkhach

Administrator
Nội cái bài chia sẻ của bác thôi em thấy nó cũng đã là một kỳ công, qua đó đủ thấy bác dành tình yêu cho tụi nó nhiều như thế nào rồi....Ngẫm lại thấy mình như một thằng dở hơi nay thích mai chán...không biết bao giờ mới đạt tới cái cảnh giới huấn luyện chim như thế này đây..:( Thôi! cầu mong sao cho mình chăm chim đừng có tụt lửa sảng là mãn nguyện dzồi

Cố lên, người ta thường nói "nghề chơi cũng lắm công phu" mà bạn! Mình chỉ chia sẻ những cái anh em dễ thực hiện qua thực tiễn, còn thật ra còn lắm thứ mình đã thử nghiệm lắm, ví dụ như:

Cho má trắng sống chung với bầy đàn:




Hay thay vì bỏ tiền ra mua con chim vài triệu thì mình chọn cách mua vài chục con chim bẫy về 1 lúc và ngồi ngắm nghía, chọn lọc để đào tạo...



Ôi, chẳng biết nợ duyên gì với cái thứ đít đỏ này mà gần nửa cuộc đời vẫn phải dọn phân, phơi nắng...
 

dungchaomaovt

New member
cám ơn bài viết bổ ích của bác rất nhiêu, mình có 1 con má trắng tự bắt dc nên giờ đã có cách chăm sóc và huấn luyện. thân
 
Top