Mạn đàm về chim già rừng!

chaomaoyemkhit

New member
Chào các bác. Trước tiên xin chúc toàn thể cộng đồng ORG một năm mới an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc.
Hôm nay xin mạn đàm cùng ae một vấn đề không mới nhưng chả bao giờ cũ: "Chim già rừng là chim hay" ??
Nhiều ae tuyển chim cứ dựa vào yếu tố già rừng để tuyển, mà quên đi những yếu tố khác, để rồi chim về chơi lúc được lúc không. Theo mình chim già rừng chia làm vài loại sau:
1. Loại thứ nhất là độc bá chiếm thung, đây thực sự là những chú chim hay, bản lĩnh, qua một quá trình dài đấu tranh vs chọn lọc tự nhiên đã hình thành trong mình một cốt cách tuyệt vời, hay đi cặp cùng với 1 chú chim mái. Và ae hay cho rằng thung càng rộng thì chim càng dữ, theo mình chưa hẳn, vì còn tùy mật độ chim. Loại này hay đấu đá với những kẻ xâm chiếm lãnh thổ nên rất dữ tợn.
2. Loại thứ 2 là chim dẫn đàn: loại này chuyên dẫn má trắng mùa đầu đi theo bầy để kiếm ăn sau khi tách khỏi cha mẹ, chim loại này đa phần chim hay, nhưng cũng k hẳn là tuyệt đối, loại này mình so sánh với những người thầy (và không phải ông thầy nào cũng giỏi). Loại này theo mình khi đấu với những chú non mùa sẽ bộc lộ nhiều nước chơi rất hay (vì chuyên dẫn đàn chim tơ).
3. Loại thứ 3 là chim già rừng nhưng không có thung cố định, rày đây mai đó: Loại này đi đến đâu cũng bị đánh đuổi và thua kém ngta nên làm sao là chim hay được ae nhỉ?!!
Vậy thì nên chọn già rừng hay má lỡ, má trắng. Theo mình già rừng tất nhiên là nên chọn (và trừ loại thứ 3 ra), nhưng chọn đúng 1 chú má trắng hoặc má lỡ "anh hùng xuất thiếu niên" thì cũng rất hay. Vì vậy ae không có chim già rừng chơi thì cũng đừng buồn lòng nhiều nhé!
Đôi lời dài dòng chia sẻ cùng ae :D
 

dungchaomaovt

New member
trước tiên xin cám ơn bạn vì chủ đề rất bổ ich. theo mình chim già rừng sống trong rừng lâu, được tôi luyện kĩ năng sống hoang dã, thich nghi với thời tiết khắc nghiệt, được phát triển một cách tự nhiên... vì vậy nên khi nuôi chim gia rừng và thuần được nó ở trong long, nó sẽ trở thành một con chim đấu tốt, nhưng để sở hữu 1 con già rừng đã khó,mà thuần dưỡng được nó cũng khó không kém.
 
Chim già rừng...bạn nào hay đi bẫy sẽ có cảm nhận khó tả về chim già rừng...cái cách nó tiếp cận đe dọa chim mồi rất đặc biệt và khó tả...chim mồi non lên mà chưa già lồng dễ hoảng khi gặp mấy con vừa già vừa ác...cùng là có tố chất thì chim già cái bản lĩnh nó ổn định hơn chim non lên và má trắng.
 

cocghe

New member
Mới chơi như e thì làm sao biết được chim nào là đầu đàn, hay già rừng độc bá chiếm cả 1thung ah, e cũng đang kiếm già rừng bổi đây, mà chưa kiếm được, bác kiếm dùm em dựoc ko ah
 

themchim1983

New member
trước mới chơi mình nghĩ nuôi chim già rừng lâu chơi hơn chim ma trắng và non rừng nhưng sau một thời gian thì mới biết 1 điều nêu chính xác là già rừng thì chỉ 1 mùa lông thôi là em ý đã chơi dữ dội
 

rfc647

Member
Đang cầm 1 em già rừng 7 tháng xong lông ra cội chơi giữa giàn luôn,ko cần dìu luôn,chơi với mấy em 3,4 mùa vô tư.em này chân to trắng mấy ngón chân lên vảy luôn.giờ giềng nhất là siêu già rừng,giọng thì hay nước chơi khôn. Nhưng kiếm được 1 em siêu già tố chất lúc này khó như mò kim đáy biển.
 

linhu

New member
Theo tìm hiểu từ thợ bẫy thì già rừng loại 1 thuộc dạng lãnh chúa ngoài rừng nên thực phẩm ngon nhất vùng em độc chiếm nên khi vào lồng để hợp cám theo mình mất ít nhất 2 mùa, thay hoàn toàn lông rừng chắc phải thêm 2 mùa nữa là ra hàng cực phẩm.
Mấy ổng kể dạng lãnh chúa này thường kẹp 2 mái vào mùa sinh sản (chưa nghe kể kẹp hơn 2 mái :)
Loại 1 chia ra tiếp thành 2 loại: loại 1a chiếm khu trong, loại 1b chiếm bìa rừng do 1a đánh đuổi ra ngoài, đa số thợ bẫy thành phố do mất tgian di chuyển tạt qua đường đánh loại 1b, dân bản địa rành địa bàn và dư tgian nên hay có hàng 1a.
Mình để ý hai bên mép của mấy em già khú mọc ria mép trắng như hình em TMC bên dưới:
162_zpsb392f5bc.jpg

Ae thảo luận tiếp, vote cho chủ đề hay.
 

vannhatqt

New member
Đồng quan điểm với bác chaomaoyemkhit. Không có gì là hoàn hảo, là 100%. Chúng ta chỉ rút ra cái chung nhất, cái đa số. Còn trường hợp đặc biệt ( sở hữu chú già rừng không hay, hay chú má trắng hay) còn ở chữ "duyên" nữa!!!
 
Hì, mình có con Húê có cái ria như vậy...mình đi bẫy thường những con ác ôn đa phần ria dài dọc theo mép dưới..cũng có thể cái này tùy con dài ngắn khác nhau.Nhưng mình thấy đa phần chim có cái ria mép dưới càng dài, rõ càng hay...không biết có phải là dấu hiệu nhận biết chim già rừng không?
 

ca_chep

New member
Theo tìm hiểu từ thợ bẫy thì già rừng loại 1 thuộc dạng lãnh chúa ngoài rừng nên thực phẩm ngon nhất vùng em độc chiếm nên khi vào lồng để hợp cám theo mình mất ít nhất 2 mùa, thay hoàn toàn lông rừng chắc phải thêm 2 mùa nữa là ra hàng cực phẩm.
Mấy ổng kể dạng lãnh chúa này thường kẹp 2 mái vào mùa sinh sản (chưa nghe kể kẹp hơn 2 mái :)
Loại 1 chia ra tiếp thành 2 loại: loại 1a chiếm khu trong, loại 1b chiếm bìa rừng do 1a đánh đuổi ra ngoài, đa số thợ bẫy thành phố do mất tgian di chuyển tạt qua đường đánh loại 1b, dân bản địa rành địa bàn và dư tgian nên hay có hàng 1a.
Mình để ý hai bên mép của mấy em già khú mọc ria mép trắng như hình em TMC bên dưới:
162_zpsb392f5bc.jpg

Ae thảo luận tiếp, vote cho chủ đề hay.

cái này ae nào có kinh nghiệm vào góp ý thêm với , cũng đang thắc mắc cái ria mép này ak !!:p
 
trước tiên xin cám ơn bạn vì chủ đề rất bổ ich. theo mình chim già rừng sống trong rừng lâu, được tôi luyện kĩ năng sống hoang dã, thich nghi với thời tiết khắc nghiệt, được phát triển một cách tự nhiên... vì vậy nên khi nuôi chim gia rừng và thuần được nó ở trong long, nó sẽ trở thành một con chim đấu tốt, nhưng để sở hữu 1 con già rừng đã khó,mà thuần dưỡng được nó cũng khó không kém.
Nếu nói về ý kiến của bạn, bạn hãy thử thuần một chú chim ở ý thứ 3 của chủ Toppic.

3. Loại thứ 3 là chim già rừng nhưng không có thung cố định, rày đây mai đó: Loại này đi đến đâu cũng bị đánh đuổi và thua kém ngta nên làm sao là chim hay được ae nhỉ?!

Theo mình. Già rừng-má trắng-tơ lở không quan trọng, quan trọng là con chim có Chất-Nết. Song Song với điều kiện là tay chăm và cách luyện dợt của chủ chim.

Thân!


 

Rainkid

New member
Theo tìm hiểu từ thợ bẫy thì già rừng loại 1 thuộc dạng lãnh chúa ngoài rừng nên thực phẩm ngon nhất vùng em độc chiếm nên khi vào lồng để hợp cám theo mình mất ít nhất 2 mùa, thay hoàn toàn lông rừng chắc phải thêm 2 mùa nữa là ra hàng cực phẩm.
Mấy ổng kể dạng lãnh chúa này thường kẹp 2 mái vào mùa sinh sản (chưa nghe kể kẹp hơn 2 mái :)
Loại 1 chia ra tiếp thành 2 loại: loại 1a chiếm khu trong, loại 1b chiếm bìa rừng do 1a đánh đuổi ra ngoài, đa số thợ bẫy thành phố do mất tgian di chuyển tạt qua đường đánh loại 1b, dân bản địa rành địa bàn và dư tgian nên hay có hàng 1a.
Mình để ý hai bên mép của mấy em già khú mọc ria mép trắng như hình em TMC bên dưới:
162_zpsb392f5bc.jpg

Ae thảo luận tiếp, vote cho chủ đề hay.
VDX45Dv.jpg
I3QZOrQ.jpg
LdcPnue.jpg
[/IMG] con này có râu trắg nhưg chân chưa lên boss nèk . Ngoài rừg chơi hay theo 3 ngày . 2 ngày sau ra giộg choi vs. Chjm nhà . Nhưg chùm nhát ko bjt phải mắt lòi ko
 

duytu

New member
Chào các bác. Trước tiên xin chúc toàn thể cộng đồng ORG một năm mới an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc.
Hôm nay xin mạn đàm cùng ae một vấn đề không mới nhưng chả bao giờ cũ: "Chim già rừng là chim hay" ??
Nhiều ae tuyển chim cứ dựa vào yếu tố già rừng để tuyển, mà quên đi những yếu tố khác, để rồi chim về chơi lúc được lúc không. Theo mình chim già rừng chia làm vài loại sau:
1. Loại thứ nhất là độc bá chiếm thung, đây thực sự là những chú chim hay, bản lĩnh, qua một quá trình dài đấu tranh vs chọn lọc tự nhiên đã hình thành trong mình một cốt cách tuyệt vời, hay đi cặp cùng với 1 chú chim mái. Và ae hay cho rằng thung càng rộng thì chim càng dữ, theo mình chưa hẳn, vì còn tùy mật độ chim. Loại này hay đấu đá với những kẻ xâm chiếm lãnh thổ nên rất dữ tợn.
2. Loại thứ 2 là chim dẫn đàn: loại này chuyên dẫn má trắng mùa đầu đi theo bầy để kiếm ăn sau khi tách khỏi cha mẹ, chim loại này đa phần chim hay, nhưng cũng k hẳn là tuyệt đối, loại này mình so sánh với những người thầy (và không phải ông thầy nào cũng giỏi). Loại này theo mình khi đấu với những chú non mùa sẽ bộc lộ nhiều nước chơi rất hay (vì chuyên dẫn đàn chim tơ).
3. Loại thứ 3 là chim già rừng nhưng không có thung cố định, rày đây mai đó: Loại này đi đến đâu cũng bị đánh đuổi và thua kém ngta nên làm sao là chim hay được ae nhỉ?!!
Vậy thì nên chọn già rừng hay má lỡ, má trắng. Theo mình già rừng tất nhiên là nên chọn (và trừ loại thứ 3 ra), nhưng chọn đúng 1 chú má trắng hoặc má lỡ "anh hùng xuất thiếu niên" thì cũng rất hay. Vì vậy ae không có chim già rừng chơi thì cũng đừng buồn lòng nhiều nhé!
Đôi lời dài dòng chia sẻ cùng ae :D
cái thứ 1 bạn nói rất đúng,những con độc chiếm thung ko hẵn là già rừng nhưng rất hung dữ và lỳ lợm.
 

SherlockTN

New member
Một chủ đề hay. Trước giờ mình không quá quan trọng chuyện chim già rừng hay không trong bối cảnh chim già rừng khá khó tìm như hiện nay. Có những chú non mùa lồng, non mùa rừng nhưng chăm tốt vẫn chơi rất bốc. Chim hay = Tố chất + Chế độ chăm + 1 chút duyên :D
Còn về chuyện ria mép thì mình thấy có những chú non mùa, kể cả chim má trắng lên vẫn gặp nhưng ít thấy loại ria mép này (có thể đây là một loại gen hiếm gặp??) Chú má trắng đầu tay của mình cũng có hàng ria mép này :D
 

chaomaodl1

New member
Chào các bác. Trước tiên xin chúc toàn thể cộng đồng ORG một năm mới an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc.
Hôm nay xin mạn đàm cùng ae một vấn đề không mới nhưng chả bao giờ cũ: "Chim già rừng là chim hay" ??
Nhiều ae tuyển chim cứ dựa vào yếu tố già rừng để tuyển, mà quên đi những yếu tố khác, để rồi chim về chơi lúc được lúc không. Theo mình chim già rừng chia làm vài loại sau:
1. Loại thứ nhất là độc bá chiếm thung, đây thực sự là những chú chim hay, bản lĩnh, qua một quá trình dài đấu tranh vs chọn lọc tự nhiên đã hình thành trong mình một cốt cách tuyệt vời, hay đi cặp cùng với 1 chú chim mái. Và ae hay cho rằng thung càng rộng thì chim càng dữ, theo mình chưa hẳn, vì còn tùy mật độ chim. Loại này hay đấu đá với những kẻ xâm chiếm lãnh thổ nên rất dữ tợn.
2. Loại thứ 2 là chim dẫn đàn: loại này chuyên dẫn má trắng mùa đầu đi theo bầy để kiếm ăn sau khi tách khỏi cha mẹ, chim loại này đa phần chim hay, nhưng cũng k hẳn là tuyệt đối, loại này mình so sánh với những người thầy (và không phải ông thầy nào cũng giỏi). Loại này theo mình khi đấu với những chú non mùa sẽ bộc lộ nhiều nước chơi rất hay (vì chuyên dẫn đàn chim tơ).
3. Loại thứ 3 là chim già rừng nhưng không có thung cố định, rày đây mai đó: Loại này đi đến đâu cũng bị đánh đuổi và thua kém ngta nên làm sao là chim hay được ae nhỉ?!!
Vậy thì nên chọn già rừng hay má lỡ, má trắng. Theo mình già rừng tất nhiên là nên chọn (và trừ loại thứ 3 ra), nhưng chọn đúng 1 chú má trắng hoặc má lỡ "anh hùng xuất thiếu niên" thì cũng rất hay. Vì vậy ae không có chim già rừng chơi thì cũng đừng buồn lòng nhiều nhé!
Đôi lời dài dòng chia sẻ cùng ae :D
Cám ơn bạn vì bài viết rất hay. Trên quan điểm của tôi, chim hay và chim dở không phân biệt chim già rừng hay chim lứa. Tố chất + tập dợt + chăm sóc quyết định tất cả.
+ Má trắng: Tố chất tốt, dáng chuẩn + chăm sóc + dợt dãi tốt = chim ngon. Vì sao hẳn các bạn ai cũng đồng ý rằng, ngoài tự nhiên hiện nay lượng chim già đã ít đi nhiều do đó sự cạnh tranh sinh tồn đã giảm xuống, còn má trắng thường xuyên được tập dợt với những em "đầu gấu" dễ lì lợm hơn.
+ Nói như vậy không có nghĩa là tôi phủ nhận chim già chơi không hay.
+ "Chỉ có thuyết tương đối mà không bao giờ có thuyết tuyệt đối".
:D
 
Sau khi nuôi chim già rừng, non lên, má trắng lên đều là những con có tố chất cả mình thấy một điều: Chim già rừng nếu thuần hóa đúng cách không nóng vội tầm hai mùa lồng là chơi ổn định. Má Trắng có thể mùa đầu đã chơi nhưng để có sự ổn định thì có lẽ phải mất nhiều thời gian hơn.Chim má trắng chơi rất hung hăng, nhanh ché nhưng cũng có gì thiếu tính "đằm" cái này có lẽ nó phải có tuổi lồng mới có tính này...Quê mình vẫn còn nhiều chào mào, tuy nhiên cũng phải đi xa mới kiếm được chim già rừng, mình có con mồi má trắng nuôi lên đến nay là hai tuổi lồng, rất ác, chim non một mùa không bẫy được con nào.Mang đi xa bẫy thường những con vào đánh chỉ có chim già (cái này mình nghe giọng để phán đoán) chim tơ non đến nó ché đã hãi bỏ đi...Những thứ con chim học được ở ngoài rừng nó vẫn khác những thứ mình tập luyện cho con chim ở trong lồng...Tố chất con chim là quan trọng, độ già rừng của nó là một điểm cộng tuyệt vời...
 

neo

New member
theo mình thì bổi già rừng đầu đàn dễ phân biệt vào thời điểm chim nhập đàn , nếu ai đã đi bẫy thì sẽ biết , nếu bạn đi sớm tầm 5h30 tới rừng khu vực chim đàn ở thì sẽ biết ngay con nào là bổi già đầu đàn , còn mùa chim làm tổ sinh sản thì hơi khó nhưng theo kinh nghiệm và nhìn cách bổi chơi thì cũng dễ biết là nó già mùa rừng hay chưa , còn lại thì hên xui lắm với lại chim những vùng có rừng già hay rừng rậm như lâm đồng , gia lai , quảng nam , quảng ngãi bình định .... thì mới còn chứ vùng như sài gòn đồng nai thì kiếm con bổi có mùa rừng là vui rồi , hiện nay vùng quận 9 , long thành bổi già rừng vẫn con nhưng hơi khó bẫy
 
theo mình thì bổi già rừng đầu đàn dễ phân biệt vào thời điểm chim nhập đàn , nếu ai đã đi bẫy thì sẽ biết , nếu bạn đi sớm tầm 5h30 tới rừng khu vực chim đàn ở thì sẽ biết ngay con nào là bổi già đầu đàn , còn mùa chim làm tổ sinh sản thì hơi khó nhưng theo kinh nghiệm và nhìn cách bổi chơi thì cũng dễ biết là nó già mùa rừng hay chưa , còn lại thì hên xui lắm với lại chim những vùng có rừng già hay rừng rậm như lâm đồng , gia lai , quảng nam , quảng ngãi bình định .... thì mới còn chứ vùng như sài gòn đồng nai thì kiếm con bổi có mùa rừng là vui rồi , hiện nay vùng quận 9 , long thành bổi già rừng vẫn con nhưng hơi khó bẫy
Hôm mùng 4 tết Anh bạn mình đi bẫy, bẫy được một chú, mặt mũi bộ lông thật sấm sét, con mồi cụp mào..khi nó đến gần.Hôm mùng 5 Anh bạn rủ mình đi tiếp.Mình treo chim đúng chỗ Anh bạn bẫy được con chim hôm trước thì thấy có rất nhiều chào mào tập trung ở đó.Chim rừng về sát lồng nhưng không đánh..có lẽ đó là nơi các đôi chim bay về nghỉ ăn uống, dạng một địa bàn chung..do con chim bị bắt hôm trước quản lý.Mình di chuyển lồng bẫy cách điểm treo cũ một đoạn thì từng đôi về và thu phục 4 chú...Vào một khe núi nếu tìm được nơi sinh hoạt chung của các đôi chim thì cũng có thể bắt được con chim tầm cỡ...Con chim ông bạn mình bắt được nhìn bộ lông, đôi chân rất già.
 

MrKhoaMars

New member
Nói về thuần chim già rừng thì coi như ta lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới, phải nói như anh kia nói là rất cực và bực.
Chăm 1 con chim già mà mình thích từ tướng tá đến giọng hót đến 2 mùa lông không phải là chuyện đơn giản đó là chưa kể rui ro bệnh tật, mèo chuột, alibaba... thì lượng thức ăn và thời gian giành cho nó không thể quy ra tiền bạc được.
Mình cũng ham kiếm chim già nên nuôi được 3 con. Nuôi được gần 4 tháng rồi mà nhảy như pháp. Một con bị ngoái đành đứt ruột thả đi đợt trước tết. Con thứ 2 đã bọng được 9 âm. Có lúc nghe được 12 âm. Còn một con thì tết đem về quê cho thằng em nó tập nuôi.
Nghĩ lại thời gian 4 tháng thấy nó dài gì đâu. Thấy con chim ngày càng trưởng thành mình cũng mừng nhưng nó thấy mình như thấy ma cũng buồn. Nhiều khi nghĩ làm sao cho nó hiểu mình thương nó nhường nào chắc nó dạn hơn. Màu này chắc 2 năm chưa chắc nó dạn.
 
Top