Mạn đàm về chim già rừng!

h_krongpa

New member
theo mình thì bổi già rừng đầu đàn dễ phân biệt vào thời điểm chim nhập đàn , nếu ai đã đi bẫy thì sẽ biết , nếu bạn đi sớm tầm 5h30 tới rừng khu vực chim đàn ở thì sẽ biết ngay con nào là bổi già đầu đàn , còn mùa chim làm tổ sinh sản thì hơi khó nhưng theo kinh nghiệm và nhìn cách bổi chơi thì cũng dễ biết là nó già mùa rừng hay chưa , còn lại thì hên xui lắm với lại chim những vùng có rừng già hay rừng rậm như lâm đồng , gia lai , quảng nam , quảng ngãi bình định .... thì mới còn chứ vùng như sài gòn đồng nai thì kiếm con bổi có mùa rừng là vui rồi , hiện nay vùng quận 9 , long thành bổi già rừng vẫn con nhưng hơi khó bẫy
anh neo nói chí phải em ở huyện nhỏ trên Gia Lai mùa này chim nhiều lắm, tại phong trào chỗ em cũng yếu nên không ai bắt hết
 

CMQN

New member
theo mình thì bổi già rừng đầu đàn dễ phân biệt vào thời điểm chim nhập đàn , nếu ai đã đi bẫy thì sẽ biết , nếu bạn đi sớm tầm 5h30 tới rừng khu vực chim đàn ở thì sẽ biết ngay con nào là bổi già đầu đàn , còn mùa chim làm tổ sinh sản thì hơi khó nhưng theo kinh nghiệm và nhìn cách bổi chơi thì cũng dễ biết là nó già mùa rừng hay chưa , còn lại thì hên xui lắm với lại chim những vùng có rừng già hay rừng rậm như lâm đồng , gia lai , quảng nam , quảng ngãi bình định .... thì mới còn chứ vùng như sài gòn đồng nai thì kiếm con bổi có mùa rừng là vui rồi , hiện nay vùng quận 9 , long thành bổi già rừng vẫn con nhưng hơi khó bẫy
bổi già thì bay vòng quanh gọi bầy lúc sáng dậy.chim già mà hay thì ỏ chổ cố định.đa số chim già thấy lồng đánh là bay lên trên đấu vì wa wen lồng trong khu miền trung.
 

sonmai

New member
già non không quan trọng - quan trọng chim có tố chất, mình từng gặp nuôi chim non lên bá cháy

theo lý luận của mọi người chim già rừng loại 1 hãi như vậy thì con của nó đẻ ra di truyền lại như vậy thôi, chọn chim non nuôi lên chơi vẫn tốt. mấy bạn nói có chim thầy mình cũng thấy chả cần, chú mình nuôi một con giọng thì học chim bên cạnh thì không nói, nhưng ché + xòe đuôi _ chém cánh không có chim nào dạy hết đâu mà vẫn chơi tốt - cái này mìh nghĩ là bản năng của chim thôi
 

millenary

New member
Tóm lại là "duyên". Vào khoảng 1998, khi còn ở dalat. Lúc đó chào mào đang là lọa chim phổ thông vì khu mình là Tùng Lâm tức là cái nôi của chào mào Cam Ly. Giá cho 1 em chim mới là 15k-17k
Trong năm đó rộ phong trào nuôi má trắng. Nổi lên là 1 em cuối mùa chắc là tổ chim 1 vì tướng tam trường. Thằng chủ nó là bạn mình rất xiêng, ngày nào cũng cào cào và sang lồng bẫy mang vào vườn ( khu camly). Sau 7 tháng lồng ra giọng như chim rừng và kêu ko mỏi mệt (thả ra chạy lon ton theo chủ như chó con). Nhưng đó ko có gì đặc biệt.
Cùng đợt này có 1 thằng nhóc trong xóm mới tập chơi chim (học lớp 7 thì phải) dùng 7k mua 1 con má trắng lông lá te tua ( trụi lông như mấy con dạt trong lồng tập trung bây giờ). Con này là chim núi langbiang tức là chim bầy nhưng là má trắng nha. Thằng chủ quí nó như vàng, đi đâu cũng xách theo, cứ nghe ở đâu có dợt chim là nó vác tới để cạnh. Có lần thằng khinh con chim ghẻ đó nên cầm cái lồng quăng ra ngoài lăn lóc xuống dốc, thàng chủ vùa khóc vừa chạy theo. Cứ thế nhẫn nại. Sau 1 năm, tất cả tinh hoa của dàn chim Cam Ly đã được nó lĩnh hội. Tiếp theo là giai đoạn chinh chiến ngoài rừng, sau 6 tháng thì ko có con nào ở khu mình hay bằng nó về cách dụ chim khi bẫy. Đáng tiéc là khi nó được 2 mùa lồng thì lai giọng huế do phong trào chim huế lúc đó nở rộ. Đến khi phát hiện ra thi đã rồi.
Con thứ 2 chỉ thua con thứ nhất là ko to con và dài đòn bằng
Xuất xứ 2 con khác nhau, nhưng thành tựu là nhất nhì khu vực. Nói tóm lại con chim nó ra sao là do một phần rất lớn từ công sức của chủ
 

giangnam

New member
Nếu nói về ý kiến của bạn, bạn hãy thử thuần một chú chim ở ý thứ 3 của chủ Toppic.

3. Loại thứ 3 là chim già rừng nhưng không có thung cố định, rày đây mai đó: Loại này đi đến đâu cũng bị đánh đuổi và thua kém ngta nên làm sao là chim hay được ae nhỉ?!

Theo mình. Già rừng-má trắng-tơ lở không quan trọng, quan trọng là con chim có Chất-Nết. Song Song với điều kiện là tay chăm và cách luyện dợt của chủ chim
đồng quan điểm vs bận, già rừng thì đc cọ sát ngoài rừng về nước đấu ,giọng còn chim tơ, lỡ , má trắng có tố chất gặp nghệ nhân biết dìu chim thì ko thua kém gì
 

nhatthang-tb

New member
Theo tìm hiểu từ thợ bẫy thì già rừng loại 1 thuộc dạng lãnh chúa ngoài rừng nên thực phẩm ngon nhất vùng em độc chiếm nên khi vào lồng để hợp cám theo mình mất ít nhất 2 mùa, thay hoàn toàn lông rừng chắc phải thêm 2 mùa nữa là ra hàng cực phẩm.
Mấy ổng kể dạng lãnh chúa này thường kẹp 2 mái vào mùa sinh sản (chưa nghe kể kẹp hơn 2 mái :)
Loại 1 chia ra tiếp thành 2 loại: loại 1a chiếm khu trong, loại 1b chiếm bìa rừng do 1a đánh đuổi ra ngoài, đa số thợ bẫy thành phố do mất tgian di chuyển tạt qua đường đánh loại 1b, dân bản địa rành địa bàn và dư tgian nên hay có hàng 1a.
Mình để ý hai bên mép của mấy em già khú mọc ria mép trắng như hình em TMC bên dưới:
162_zpsb392f5bc.jpg

Ae thảo luận tiếp, vote cho chủ đề hay.
bác này nói chuẩn mình để ý khu vực chỗ mình có 3 e nhừng là 1 đực 2 mái, e đực thì đậu trên ngọn cây cao nhất còn 2 e mái thì đậu ở dưới và đuổi đánh nhau e nào mà thắng thì sẽ đc làm vợ của chú đực kia chứ ko như những mùa kết đôi là 2 đực một mái
 

giangnam

New member
còn vấn đề ria mép dài thì mình thấy là dữ chim chứ ko phải già rừng vì nhà có 3e ria mép dài
 

TVC

New member
Chào các bác. Trước tiên xin chúc toàn thể cộng đồng ORG một năm mới an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc.
Hôm nay xin mạn đàm cùng ae một vấn đề không mới nhưng chả bao giờ cũ: "Chim già rừng là chim hay" ??
Nhiều ae tuyển chim cứ dựa vào yếu tố già rừng để tuyển, mà quên đi những yếu tố khác, để rồi chim về chơi lúc được lúc không. Theo mình chim già rừng chia làm vài loại sau:
1. Loại thứ nhất là độc bá chiếm thung, đây thực sự là những chú chim hay, bản lĩnh, qua một quá trình dài đấu tranh vs chọn lọc tự nhiên đã hình thành trong mình một cốt cách tuyệt vời, hay đi cặp cùng với 1 chú chim mái. Và ae hay cho rằng thung càng rộng thì chim càng dữ, theo mình chưa hẳn, vì còn tùy mật độ chim. Loại này hay đấu đá với những kẻ xâm chiếm lãnh thổ nên rất dữ tợn.
2. Loại thứ 2 là chim dẫn đàn: loại này chuyên dẫn má trắng mùa đầu đi theo bầy để kiếm ăn sau khi tách khỏi cha mẹ, chim loại này đa phần chim hay, nhưng cũng k hẳn là tuyệt đối, loại này mình so sánh với những người thầy (và không phải ông thầy nào cũng giỏi). Loại này theo mình khi đấu với những chú non mùa sẽ bộc lộ nhiều nước chơi rất hay (vì chuyên dẫn đàn chim tơ).
3. Loại thứ 3 là chim già rừng nhưng không có thung cố định, rày đây mai đó: Loại này đi đến đâu cũng bị đánh đuổi và thua kém ngta nên làm sao là chim hay được ae nhỉ?!!
Vậy thì nên chọn già rừng hay má lỡ, má trắng. Theo mình già rừng tất nhiên là nên chọn (và trừ loại thứ 3 ra), nhưng chọn đúng 1 chú má trắng hoặc má lỡ "anh hùng xuất thiếu niên" thì cũng rất hay. Vì vậy ae không có chim già rừng chơi thì cũng đừng buồn lòng nhiều nhé!
Đôi lời dài dòng chia sẻ cùng ae :D

Mình không đồng quan điểm lắm với bạn chaomaoyemkhit ở điểm 2 và 3. Bạn nhận định như thế có cơ sở hay không? hay chỉ là dự đoán theo cảm tính cá nhân.

Riêng mình - sau mấy năm đi bẫy, mình NHẬN THẤY thế này:
1- Chim thung: Chim chào mào là loài có tập tính sống theo cặp, chung thủy 1 vợ 1 chồng - mình đã từng theo bẫy những chú già rừng, năm này không được năm sau vào nó vẫn ở vùng đó. Chim đã chiếm thung có thể nói 100% là chim hay và dữ -> Vì trong tự nhiên tỷ lệ chim trống cao hơn chim mái rất nhiều, chỉ những em trống có giọng hót hay mới tán tỉnh được mái, nết dữ mới chiếm và giữ được thung để sinh sản và định cư tại đó.

2- Chim bầy: Một là những chú thất bại trong cuộc chạy đua tìm bạn tình, hai là má trắng và má đỏ mới lên. Vậy nên, dù là đầu đàn đi nữa thì cũng không thể so sánh với chim thung.

3- Chim má trắng/ má đỏ mới lên: Giọng còn non, đấu đá chưa hay nhưng có những em nết rất dữ do di truyền từ bố mẹ. Nếu bắt loại này thì hên xui - 50/50.

Vài nhận xét thiển cận, ae bỏ quá cho.
 

chaomaoyemkhit

New member
Bạn Tvc không đồng ý với mình thế nào nhỉ. Nhận xét của bạn TVC có đi ngược lại nhận định của mình đâu, bạn xem kỹ lại nhé :D
Mình cũng đã nói rõ là chim thung tố chất nhất, chim dẫn đàn k phải em nào cũng hay cơ mà :D.
Thân!
 

TVC

New member
Bạn Tvc không đồng ý với mình thế nào nhỉ. Nhận xét của bạn TVC có đi ngược lại nhận định của mình đâu, bạn xem kỹ lại nhé :D
Mình cũng đã nói rõ là chim thung tố chất nhất, chim dẫn đàn k phải em nào cũng hay cơ mà :D.
Thân!

2. Loại thứ 2 là chim dẫn đàn: loại này chuyên dẫn má trắng mùa đầu đi theo bầy để kiếm ăn sau khi tách khỏi cha mẹ, chim loại này đa phần chim hay, nhưng cũng k hẳn là tuyệt đối, loại này mình so sánh với những người thầy (và không phải ông thầy nào cũng giỏi). Loại này theo mình khi đấu với những chú non mùa sẽ bộc lộ nhiều nước chơi rất hay (vì chuyên dẫn đàn chim tơ).
3. Loại thứ 3 là chim già rừng nhưng không có thung cố định, rày đây mai đó: Loại này đi đến đâu cũng bị đánh đuổi và thua kém ngta nên làm sao là chim hay được ae nhỉ?!!

Những chỗ chữ màu đỏ mình thấy chưa thuyết phục. Chim già đi mà theo bầy là chim hèn - thất bại trong việc giành bạn tình để có một lãnh thổ riêng nên phải sống cùng bẫy, nên theo mình là chim yếu, không thể là chim hay.

Ý thứ 3 bạn nói mình không biết là bạn dựa trên cơ sở hay thực tế nào - mình chưa gặp loại này.

Chỉ là "mạn đàm" cho vui và học hỏi thêm từ các bạn những hiểu biết về chào mào thôi chứ mình ko có ý gì. Thân!

 

Kẻ Trú Mưa

New member
Em mới bẫy được một chú, theo em thì nó ở khu vực này không dưới hai năm và nó là con chơi hay nhất, bình thường buổi sáng thì có khoảng 3,4 con tụ tâp trên nhửng ngọn cây nhưng không đi theo bầy (kiểu mỗi con đứng hót ở một ngon cây). Hôm em treo chim ra khoảng 10' là có 1 cặp về, 3' sau là dính (treo ngay chỗ nó ngủ mà :p). Nhưng từ hôm đó là không còn thấy bóng dáng con nào ở khu vực đó nữa, vậy các bác cho em hỏi con em bẩy được là chim chiếm 1 thung hay là con chim dẫn bầy, có khi nào không phải hai loại trên nhưng do bẫy con này xong, mấy con kia sợ quá không dám về nữa :rolleyes:
 
Top