Hi all,
Vừa rồi em chim yêu quí nhất cũng thử lửa mình, con này khó chịu từ khi vô lồng đến giờ.
Sáng dậy mở áo lồng để ý thấy mắt lim dim (hôm trước cũng lim dim mình nghĩ do lạnh nên nó muốn ngủ nán), co 1 chân, cho sâu nhí nhảnh nhá 1 con (hàng ngày làm cỡ 6 con ko sao), chết cha chán cơm thèm đất hả cu !?
Thò tay bắt ra (may nó thuần chủ nên ko tung, chim đang yếu mà sợ quá vỡ tim chết luôn), lấy dầu gió OPC dành cho trẻ em thoa đều lên 2 bàn chân - chỗ xa tim nhất và lạnh nhất trong cơ thể (loại này ko hăng và ko rát dùng cho chim chắc tốt hơn dầu gió thông thường, mình ko dùng dầu gió người lớn cho con nít, huống hồ con chim quá mảnh mai), vệ sinh lồng sạch, thay nước-cám, bôi dầu OPC lên áo lồng phía nóc (bôi nhiều chút ko sao vì dầu này ko hăng nha). Pha 1 hũ Nam Hà Bổ Phế với nước ấm hơi ngọt chút vì vô glucose mau lại sức và thảo dược cho ấm mình, để ánh sáng chỗ hũ nước để chim thấy đường mà uống, che tối quá là nó ngủ luôn và xuất hồn phiêu dạt quên đường về liền.
Chiều về thấy lông đầu ôm vô lại, pha 1 hũ nhỏ cao ngựa trộn mật ong (liều lượng đậm đặc như cho người), thay bố lồng luôn cho dù ít nhưng vi khuẩn rất nhiều, cơ thể chim yếu chống ko lại tụi này.
Sáng hôm sau bắt 1 con bọ ngựa thử bỏ vào lồng thấy chim tỉnh lại xuống mổ ăn nhưng vẫn chưa cấu xé mồi, vô thêm 1 hũ nhỏ cao ngựa nữa, dầu OPC vẫn bôi như hôm đầu, trưa về cho ra nắng nhẹ phơi chút, đã sổ lại nhưng vẫn yếu.
Sáng ngày thứ 3 chim ăn cám lại và vẫn vô cao ngựa và tạm thời qua cơn bĩ cực, kè chim sổ đấu lại cỡ 80%.
Túm lại khi chim bị gió, cảm lạnh việc đầu tiên mình nghĩ làm nóng cơ thể chim, sau đó vào chất tạo năng lượng ngay tức thì giống như đi nắng mệt về vô 1 ly chanh đường, sau đó vô chất bổ ngấm ngay (mình chọn acid amin từ cao nhanh hơn vô đạm. kiếm dc ven thì vô nước biển cũng dc

).
Chúc AE tìm dc giải pháp tối ưu đối với từng trường hợp bệnh tình của chiến binh.
Thân,