Quá trình chăm sóc chim bổi và giữ lửa rừng

Pleikupho

New member
QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC CHIM BỔI.

Qua quá trình chăm sóc, tìm tòi, học hỏi, tôi xin đúc rút lại với các bạn một số cách chăm sóc bổi từ khi mới đánh về (kể cả đánh lưới) để góp phần giúp các bạn mới chơi chim dễ dàng hơn trong công việc thuần hóa và chăm lửa cho giống chim Chào mào bổi. Vì đây cả là một quá trình và nhiều phần mục nên các bạn cho phép tôi trình bày từng phần riêng biệt trong từng ngày nhé!
1. Cách vào cám: bạn có thể lựa chọn một trong những cách sau:
C1: Nếu chỉ có 1 em chào mào, bạn nên bỏ vào trong cóng thức ăn ban đầu một ít chuối, sau đó dần dần thấm đều cám vào chuối, giúp chim biết mổ và biết đâu là nơi để ăn, còn nước thì do bản năng, chúng tìm kiếm rất nhanh.
C2: Nếu trong nhà đã có chim đã và đang thuần (đã vào cám được), bạn có thể nhốt chung em mới với em cũ (thông thường nên nhốt với chim bổi, không được nhốt chung với chim đã thuần). Điều này sẽ giúp chú chim mới của bạn bắt chước tìm kiếm chỗ ăn, uống dễ dàng hơn.
C3: Bạn có thể cho em mới vào một lồng riêng biệt, đặt gần với mấy em đã biết ăn ở nhà cốt sao cho chúng có thể nhìn thấy đồng loại ăn mà bắt chước theo.
Có những trường hợp chim của bạn đã biết mổ cám, nhưng ko tương thích với loại cám của bạn, nó vẫn sẽ bỏ ăn. Để khắc phục điều này không có cách nào tốt hơn là phải thường xuyên chăm chuối đều cho em nó để giữ sức cho chúng, hoặc một số trường hợp khác đặc biệt hơn, chẳng có cách nào tốt hơn là bạn phải thường xuyên để ý về các triệu chứng của em nó, như là đứng xù lông, ít hót, ngủ ngày, phân đi không tốt, màu phân bị ngã sang xanh,... đó là dấu hiệu của chú chim đang xuống sức và có thể mắc bệnh do suy dinh dưỡng.
2. Tập tắm cho chim:
Đây là công việc tương đối đơn giản, nhưng có một số bạn do không chú ý sẽ làm cho chú chim thêm phần nhát người, dẫn đến hiện tượng mất lửa của chim, là điều mà tôi sẽ bàn vào phần sau. Điều tốt nhất mà tôi vẫn thường sử dụng đó là cho chim bổi tắm khi mới đưa về nhà sau 1 hoặc 2 ngày hoặc nhiều hơn (không quan trọng mấy), nhưng quá trình cho chim tập tắm thường phải xảy ra tương đối thường xuyên đến khi chim bắt đầu biết làm gì với việc được cho vào lồng tắm (hihi đó là việc tắm....)
- Thông thường việc đơn giản đó là kê cửa lồng nuôi (lồng dưỡng) với cửa lồng tắm lại gần với nhau rồi cứ để như vậy cho chim tự qua lồng tắm
- Nếu chim sợ ca tắm có nước thì bạn có thể chưa đổ nước rồi đợi cho chim qua hẵn rồi hãy đổ nước vào ca tắm.
- Công việc tập tắm cho chim không có gì đơn giản và hiệu quả nhất là đặt gần những chú chim đã biết tắm, cho em nó nhìn và học theo.
- Nếu không có chim sẵn, bạn cũng chưa vội nản chí, ít nhất là vài ba ngày bạn cứ để chim ở trong lồng tắm như thế (nếu cần có thể đặt ở ngoài nắng tí) khoảng chừng trên dưới 20 phút.
- Vì là chim bổi rừng mới về nhà nên còn rất sợ những điều xung quanh, vậy nên để chim mạnh dạn tắm hơn thì bạn nên nấp xa một tí cho chim dễ tự tin. Dần dần chim sẽ tự biết để tự vệ sinh chăm sóc bản thân.
Đến đây, có bạn lại đưa ra những trường hợp mà tôi vẫn thường hay được hỏi:
- Chim không chịu qua lồng tắm: đơn giản bạn lấy cốc nước ở lồng dưỡng ra trước khi cho chim tắm khoảng chừng 1 hoặc 2 giờ đồng hồ, chim sẽ hơi khát tí, thấy cốc nước ở lồng tắm thì nhảy qua uống à. Hihi đó là bản năng sinh tồn, các bạn khỏi lo. Còn khi về thì nó đói tự khắc nó sẽ về. Vấn đề ở đây là bạn phải cần kiên nhẫn, không được nóng vội, lùa, xua đuổi chim, làm chim hoảng dẫn đến tình trạng khó thuần khó bảo sau này.
- Chim qua lồng mà không chịu tắm: Bạn có thể dùng bình xịt lan hoặc một bình nước có đục lỗ nhỏ để xịt ướt lông chim thật nhẹ nhàng, tránh trường hợp ngồi gần rồi phun nước cho nó, chim đã sợ bạn lại càng sợ hơn.
- Chim chỉ tắm khoát mà ko nhảy xuống ca tắm: hiện tượng này theo mình là nó sợ độ sâu của nước. Các bạn có thể lúc đầu đổ nước nhiều để cho chim tắm khoát một tí, sau đó đổ nước ít lại sao cho chim không thể khoát được phải tự nhảy vào để tắm.

3. Chăm lửa, giữ lửa rừng:
Nói đến đây thì có vấn đề nảy sinh giữa các cách chơi: “giữ lửa cho chim từ khi vào lồng” hay “nuôi dạn trước, lấy lửa sau”. Ở đây tôi xin nói cách nuôi thứ nhất trước, là cách mà tôi thường hay sử dụng (hihi mỗi người có một cách lựa chọn khác nhau); còn cách nuôi thứ 2 tôi xin nhường lời cho các fan khác.
Để giữ lửa cho chim từ khi mới đánh vào lồng, với tôi điều quan trọng nhất đó là chất lượng cám. Là một chú bổi sẽ không tránh khỏi việc bay nhảy nhiều, điều này sẽ rất mất nhiều năng lượng cho chú chim; do đó việc bổ sung thật tốt các thành phần dinh dưỡng cho chim bổi theo tôi là điều khá quan trọng. Về thành phần dinh dưỡng, chúng ta vẫn đã bàn thường xuyên trong lĩnh vực “thức ăn cho chào mào”, ở đây tôi không nhắc lại. Nói chung tuy là quan trọng, nhưng xét riêng rẽ nó phải bao gồm điều gì thì lại là không quan trọng mấy
4.gif
, nói nôm na là bạn cho chim mồi ăn gì thì chim bổi cho ăn như thế ấy, đừng phân biệt với chúng là ok. Do đó tôi xin trình bày những kinh nghiệm của tôi về cách chăm:
- Vị trí ở của chim: không nên đặt gần quá những em mồi quá cứng trong quá trình chúng ta nuôi và tìm hiểu em bổi. (Bạn chớ nên bắt chước những fan khác, họ nuôi cả bổi và mồi chung với nhau cũng ko sao, bởi lẽ có thể bổi đó đã qua quá trình chọn lựa kĩ càng, khá cứng cáp rồi ...). Việc nuôi tách riêng những em bổi sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình thuần dưỡng và tìm hiểu về giọng, hoặc nước chơi của em bổi.
- Áo lồng: Chim mới về tầm một tháng, bạn có thể trùm nửa áo lồng, nhiều hơn hoặc ít hơn tùy theo độ nhát của từng con. Có phải ta phải trùm chúng trong cả ngày hay không?! Theo mình thì không nên, bạn cứ nghỉ chim thuần mà trùm càng kín thì càng chơi hay sao?! Hầu hết mọi chú chim chỉ hót gọi, hót đấu khi có ánh sáng, không gian thoải mái. Nói tóm lại, chỉ trường hợp chú bổi quá nhát mới nên trùm áo lồng, còn không thì cũng không cần thiết.
Với tôi, việc chim ra được giọng là điều rất quan trọng, là chủ nhân, chúng ta phải nên khuyến khích điều đó, dần dần chú bổi sẽ tự tin hơn để ra giọng sau này. Đây là điều mà như tôi đã trình bày rằng tránh nuôi chung với chim mồi, chim cứng.
- Luyện đấu dợt: Sau khi đã vào cám tốt, thấy thể trạng của chim bình thường, đã đổ, kéo giọng, thi thoảng bạn nên móc chim ra chỗ thoáng, chỗ mới, yên tĩnh để xem biểu hiện của chú chim. Nếu nó chịu kéo, đổ đó là dấu hiệu đáng mừng. Đến đó bạn nên thường xuyên trong vài ngày tới nên móc ra riêng như thế để chim mạnh dạn ra giọng. Nếu chú vẫn chưa chịu ra giọng thì cũng đừng buồn, kiên nhẫn tí nha bạn, thường xuyên xem thể trạng, thần sắc của con chim! Nếu có vấn đề, ta quay lại phần 1 có thể phải đổi cám cho chúng bởi có những chú vẫn rất khó chịu với cám nhà hoặc với thành phần chưa được ưa thích của chúng.
Trong quá trình em nó đang chơi tốt (kéo, đổ khá đều), đôi lúc bạn cũng nên đưa chim đã thuần chút lại gần em nó (nhớ là đưa em khác lại gần), xem biểu hiện tí, nếu có ra giọng, ra dáng thì bạn hãy nở một nụ cười rồi rút em kia ra ngay nhé! Mỗi ngày một vài giây phút thoáng qua thôi, càng ngày càng nhiều hơn, chú bổi của bạn sẽ đấu lồng được bền hơn là điều ko bàn cãi. Việc đưa chim thuần đến cũng là một vấn đề đối với các bạn mới nhập môn. Nếu không khéo các bạn vô tình đã làm cho chú chim khó tập dượt về sau này. Vậy như thế nào là đưa lại gần?! Điều quan trọng ở đây là các bạn phải nắm bắt được thần sắc của chú chim mình thay đổi theo từng cử chỉ của chúng ta. Đầu tiên, hãy mang em chim thuần đi từ xa cho em bổi thấy; quan sát cử chỉ, giọng hót có thay đổi hay không, nếu thấy có biểu hiện chịu đấu là tốt. Vậy là ok, bạn có thể thở phào nở hoa trong lòng nhé, nhưng lại cất em chim thuần ra. Quá trình đó lặp lại có thể vài ngày. Tiếp sau đó hãy mang em chim thuần gần hơn, lại vài ngày, lại gần hơn, rồi kê lồng cách khoảng 5cm để xem em nó đấu dợt. Đương nhiên để chắc chắn, các bạn nên cho em nó đấu khoảng chừng 5 phút từ lần đầu mà thôi nhé! Hihi có khi đến đây các bạn làm theo đúng từng bước bạn lại có một chú bổi không hề có trong tưởng tượng của bạn á! Đương nhiên, những điều tôi nói trên đây là đa phần các dấu hiệu tốt của quá trình hình thành khả năng đấu dợt của một chú bổi. Còn nếu một số theo chiều hướng ngược lại, thì chúng ta phải bắt đầu làm lại từ A (từ đầu
4.gif
). Tôi chỉ mong một điều, và luôn nhắn nhủ với các bạn mới chơi một điều rằng: chơi chim là một thú vui để tìm hiểu về tính kiên trì, lòng tin của chính bản thân, và ở đâu đó nó thể hiện sự điềm tĩnh của một con người.
Để kết thúc phần này tôi xin giới thiệu với các bạn video của em Bổi Bình Thành - Lỡ 3 mùa - Bổi Alưới của mình cách đây khoảng 8 tháng:

<b style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: verdana, geneva, lucida, 'lucida grande', arial, helvetica, sans-serif;"><i>[video=youtube;SoFxSvQSZ9E]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=SoFxSvQSZ9E[/video]

Giờ 3 em này mình đều không còn nữa, tất cả đều nhượng lại cho các anh em chơi, có người thì mê, có người thì mình biếu, ... Thời gian này mình bận quá không còn đi bẩy nữa nên chi bổi cũng vơi dần, chắc rồi sẽ lại đi bẩy để tham gia thú thuần bổi với các bạn.

b
ài viết mình đọc thấy hay nên chia sẽ cùng ae thôi. bài viết của davang - CLB chào mào An Cựu
 

megamind

New member
bài viết hay quá. cảm ơn bác đã chia sẻ. Thuần bổi cũng là 1 cái thú
 

hoctrongoan

New member
Vậy theo bạn Thông, bạn sẽ cho chim hót trước rồi từ từ mới ép dạn. MÌnh cũng nghe nhiều bặc cao thủ nói ngược lại, la ép cho chin dạn người trước rồi mới chăm chim có lửa... vì khi đi đấu, móc chm lên giàn mà chim nhát, thấy người vẫn nhao nhao, bay tứ tung thì không thể hiện được (đang hót thấy người thì tung) Vậy ae chi thêm ý kiến: nên làm theo các bạn Thông hay ép chim dạn người trước, rồi mới chăm củi lửa?:confused:
 

gravita82h3

New member
Vậy theo bạn Thông, bạn sẽ cho chim hót trước rồi từ từ mới ép dạn. MÌnh cũng nghe nhiều bặc cao thủ nói ngược lại, la ép cho chin dạn người trước rồi mới chăm chim có lửa... vì khi đi đấu, móc chm lên giàn mà chim nhát, thấy người vẫn nhao nhao, bay tứ tung thì không thể hiện được (đang hót thấy người thì tung) Vậy ae chi thêm ý kiến: nên làm theo các bạn Thông hay ép chim dạn người trước, rồi mới chăm củi lửa?:confused:

tùy từng ng nữa thôi bác ơi.... như bác Thông có nói là bác ấy làm theo cách giữ lửa rồi ép dạn sau.... còn e thì chơi theo kiểu ép dạn trước rồi mới lấy lửa sau...... e chơi theo kiểu xác định bỏ mùa lông đầu.... sau khi chim thay lông là lúc nó dạn rồi sẵn ép lửa lên luôn :D...... cách của bác Thông là cho dù chim nhát nhưng chỉ cần treo lên quay lưng đi là chim vẫn còn lửa để chơi rồi
 

jang

New member
Sao lại ko thử cách này nhỉ!theo mình nghĩ bổi mới về thì giọng hót đặc trưng vẫn còn giữ được,vậy thì tại sao mình ko để em nó ra giọng trước rồi mới tính tơi chuyện ép dạn,mình nghĩ đó cũng là mong muốn của nhiều fan mà!nếu đợi ép dạn rồi mới tính tới chuyện vào lửa thì các bạn có nghĩ khoảng thời gian đó bổi sẽ bị lai giọng hay ko???
 

thangchuot105

New member
Vậy theo bạn Thông, bạn sẽ cho chim hót trước rồi từ từ mới ép dạn. MÌnh cũng nghe nhiều bặc cao thủ nói ngược lại, la ép cho chin dạn người trước rồi mới chăm chim có lửa... vì khi đi đấu, móc chm lên giàn mà chim nhát, thấy người vẫn nhao nhao, bay tứ tung thì không thể hiện được (đang hót thấy người thì tung) Vậy ae chi thêm ý kiến: nên làm theo các bạn Thông hay ép chim dạn người trước, rồi mới chăm củi lửa?:confused:
nói chung cách nào cũng có lý hết nhưng theo mình thì cách chủ thớt đưa ra thì chiếm ưu thế hơn bởi vì khi chăm chim dạng trước thì bạn phải treo vị trí lồng gần người như thế chú chim đó không đủ can đảm để ra giọng trừ 2 trường hợp ( 1 là chim bổi quá dữ 1 là khi vắng người qua lại) thì chúng mới tĩnh chim mà ra giọng
còn lam theo cách như bài này thì thời gian chú chim tiếp xúc với người đã đc hạn chế tối đa trong mấy tháng đầu để lữa rừng vẫn cháy trong người chú chim và cứ như thế khi vào cám vào nước hoặc tắm cho chúng lâu ngày chúng sẽ tự nhận ra là con người đến chỉ cho ăn uống nên dần dần chúng sẽ đứng lồng
như theo quan điểm của mình để ý thì nuôi chim bổi đang có lữa sẽ nhanh dạng người hơn là chim đã và đang dần mất lữa vì vậy mình khuyên ace đam mê thú chơi này đã có bổi hay thì nên chăm lữa củi trước tính dạng người sau
Thân!!!
 

laohacrom

New member
Vấn đề giử lửa rừng cho CM bổi trong bài viết này có 1 yếu tố hết sức quan trọng là tố chất của con chim, việc chọn con bổi để huấn luyện theo cách này đòi hỏi yêu cầu cao hơn, thông thường chú bổi đc huấn luyện là chim bẩy đánh, ko phải tự nhiên mà dân đi đánh thường giữ lại 1 em bổi mà họ nói để làm mồi, vì con này có tố chất làm chim mồi, giống như sư phụ chọn đệ tử chân truyền thì dân bẫy chim cũng lựa chim mồi như vậy,ngoài nước dụ, phong cách thể hiện lúc đấu với chim mồi lúc ngoài rừng,chú chim phải có gan, khi bị bắt về tuy rằng nhát nhưng kẹp lại mồi thì có thái độ sừng sộ lại ngay, ko phải dễ bắt nạt, giử lửa rừng là từ đây. Thật ra sau việc giử lửa ra còn những vấn đề đằng sau nữa nhưng thôi đến giờ phải về rồi, hẹn AE lúc khác chém tiếp :D
 

Pleikupho

New member
cách này mình sử dụng gần 1 năm nay từ lúc đọc được bài này và 1 điều mình nhận ra là tuy ko ép nhưng chim lại khá nhanh đứng lồng. có lẻ là ngơi nghịch lý nhưng nếu ae thấy bài viết hay tại sao mình ko thử, mình có 1 cái muốn nói thêm, nếu ae ko có nguồn mua chim bẫy đấu vẫn có thể mua từ lồng tập thể nhưng nên chọn những con có màu họng thập đậm màu , lông ôm sát người và ko đá đuôi nhé , chọn theo cách này thì chắc chắn đây là chim mới và còn lửa rừng.còn về bóng bộ thì ai mà lại ko chọn con đẹp.hihi
 

Pleikupho

New member
Vậy theo bạn Thông, bạn sẽ cho chim hót trước rồi từ từ mới ép dạn. MÌnh cũng nghe nhiều bặc cao thủ nói ngược lại, la ép cho chin dạn người trước rồi mới chăm chim có lửa... vì khi đi đấu, móc chm lên giàn mà chim nhát, thấy người vẫn nhao nhao, bay tứ tung thì không thể hiện được (đang hót thấy người thì tung) Vậy ae chi thêm ý kiến: nên làm theo các bạn Thông hay ép chim dạn người trước, rồi mới chăm củi lửa?:confused:
thì a chứng kiến rồi còn gì. con bổi 5 tháng e mang đi dợt đó. vậy a muốn ép trc hay đi chơi trc? mà chắc gì ép 1 mùa mà nó đã đứng lồng đâu
 

móc chim ra

New member
mình cũng hay chọn cách này giữ lửa trước rồi dạn sau.1 điều rất thú vị là chim có lửa sẽ nhanh dạn hơn chim tụt lửa.heeee kinh nghiệm của mình là chim mới đánh về là kẹp cho 1 cô chân dài, hướng dẫn viên ở tù chung thân:cách ăn uống,cách tắm rửa + tiền boo massa hee sau khoảng 1 tuần ít nhất 3 ngày chim hoàng hồn,phục hồi lửa rừng thì ta sang lồng và tiếp tuc giữ lửa để chú ta có thời gian mà kéo............thuốc lào nhé.chú ta kéo phê ê ê eeeeeeeeee thì sẽ nhanh dạn thôi.
 

thai

New member
chim bổi hay quá !! nếu được mong bạn tuyển dùm 1 em !! tks bác chia sẻ
 

keen_cola

New member
tưởng của thông chứ hôm nào làm chuyến mình đi bẫy đi thông alo minh 0976307772 ngen,cách náy thì khá nhiều AE dùng nhưng mỗi người một cách,với những người mới chơi thì đọc nhiều và rút ra cho mình 1 công thức
 

Pleikupho

New member
Chú Pleikupho tuyển dùm anh chú chim chào mào Gia Lai đi, được không em.Anh chỉ thích nuôi chim bổi.
chim thì tuyển ai cũng mog hay nhưng trình độ chim cò của e còn còi lắm, e sợ là mình nhìn 1 con chim sai lầm thì buồn lắm. cũng nhiều ae nhờ e tuyển nhưng nói thật là e tuyển chim xong mà cứ nơm nớp lo sợ chim ko chơi.hic
 
Top