Chia sẻ it kinh nghiệm cá nhân về cách chọn chim già rừng

gangnam

New member
bài viết hay , chim già rừng mà có tuổi lồng khi ra giọng gắt đều và vang , còn con non rừng sẽ hay bị đứt đoạn hay nghẽn ở giữa khi sổ và ra giọng ko gắt ngắn giọng . nên khi đấu giọng sẽ hay bỏ nước đấu .
 
N

namkiet

Guest
Cám ơn bạn đã chia sẽ kinh nghiệm chọn chim cho ae. Bài viết rất chi tiết.
Chim già rừng nói chung thì rất khó thuần , tầm phải trên 3 mùa lông mới chơi được.
Thân
 

hoanganhvina9

New member
Mình tham gia kinh nghiệm chọn chim già rừng áp dụng với chim bổi như sau:
Với chim bổi chưa có tuổi lồng để chọn con già rừng mình xem chân sau của con chim, nếu bàn chân sau con chim càng bẹt ( to ngang) càng bẹt thì con chim càng già rừng ngược lại chim non tuổi rừng thì chân không bẹt. Kinh nghiệm này mình áp dụng chọn cả chào mào và khuyên đều chuẩn cả
Lý luận: Con chim bổi nhiều tuổi rừng đương nhiên phải sống lâu hơn con non tuổi rừng dĩ nhiên phải ngủ nhiều hơn. khi ngủ chân chim bám chặt vào cành để ngủ vì vậy chân sau phải quắp chặt, lâu ngày càng lâu thì lòng chân sau càng bẹt kiểu người đi bộ chân đất nhiều thì chai chân
Để kiểm chứng rất dễ bạn cứ so sánh lòng bàn chân sau của 1 con già rừng với 1 con má trắng sẽ thấy rõ sự khác biệt
Thân
 

volamnt06

New member
Mình tham gia kinh nghiệm chọn chim già rừng áp dụng với chim bổi như sau:
Với chim bổi chưa có tuổi lồng để chọn con già rừng mình xem chân sau của con chim, nếu bàn chân sau con chim càng bẹt ( to ngang) càng bẹt thì con chim càng già rừng ngược lại chim non tuổi rừng thì chân không bẹt. Kinh nghiệm này mình áp dụng chọn cả chào mào và khuyên đều chuẩn cả
Lý luận: Con chim bổi nhiều tuổi rừng đương nhiên phải sống lâu hơn con non tuổi rừng dĩ nhiên phải ngủ nhiều hơn. khi ngủ chân chim bám chặt vào cành để ngủ vì vậy chân sau phải quắp chặt, lâu ngày càng lâu thì lòng chân sau càng bẹt kiểu người đi bộ chân đất nhiều thì chai chân
Để kiểm chứng rất dễ bạn cứ so sánh lòng bàn chân sau của 1 con già rừng với 1 con má trắng sẽ thấy rõ sự khác biệt
Thân

Phương pháp của bác là dễ nhất
 

cop con

New member
Mình tham gia kinh nghiệm chọn chim già rừng áp dụng với chim bổi như sau:
Với chim bổi chưa có tuổi lồng để chọn con già rừng mình xem chân sau của con chim, nếu bàn chân sau con chim càng bẹt ( to ngang) càng bẹt thì con chim càng già rừng ngược lại chim non tuổi rừng thì chân không bẹt. Kinh nghiệm này mình áp dụng chọn cả chào mào và khuyên đều chuẩn cả
Lý luận: Con chim bổi nhiều tuổi rừng đương nhiên phải sống lâu hơn con non tuổi rừng dĩ nhiên phải ngủ nhiều hơn. khi ngủ chân chim bám chặt vào cành để ngủ vì vậy chân sau phải quắp chặt, lâu ngày càng lâu thì lòng chân sau càng bẹt kiểu người đi bộ chân đất nhiều thì chai chân
Để kiểm chứng rất dễ bạn cứ so sánh lòng bàn chân sau của 1 con già rừng với 1 con má trắng sẽ thấy rõ sự khác biệt
Thân
Bạn hoanganhvina9 nói chuẩn.
Đa phần mọi người sẽ xem chân chim, chim già mùa chân nhìn cứng cáp, màu ngã vàng, đóng vảy. Tuy nhiên theo mình chim rừng rất ít đóng vảy chân do bay nhảy tự do nhiều (chim nuôi lồng thì đóng vảy), do đó xem theo vảy chân cũng ko chính xác lắm, cứ xem lòng bàn chân sau như bạn hoanganhvina9 là dễ nhất. Vote
 

chaomao002

New member
Kinh nghiệm bổ ích của bác sẽ giúp ae một phần nào chọn được những chú chim già rừng.Rất hay và ý nghĩa
 

chaomao002

New member
Mình tham gia kinh nghiệm chọn chim già rừng áp dụng với chim bổi như sau:
Với chim bổi chưa có tuổi lồng để chọn con già rừng mình xem chân sau của con chim, nếu bàn chân sau con chim càng bẹt ( to ngang) càng bẹt thì con chim càng già rừng ngược lại chim non tuổi rừng thì chân không bẹt. Kinh nghiệm này mình áp dụng chọn cả chào mào và khuyên đều chuẩn cả
Lý luận: Con chim bổi nhiều tuổi rừng đương nhiên phải sống lâu hơn con non tuổi rừng dĩ nhiên phải ngủ nhiều hơn. khi ngủ chân chim bám chặt vào cành để ngủ vì vậy chân sau phải quắp chặt, lâu ngày càng lâu thì lòng chân sau càng bẹt kiểu người đi bộ chân đất nhiều thì chai chân
Để kiểm chứng rất dễ bạn cứ so sánh lòng bàn chân sau của 1 con già rừng với 1 con má trắng sẽ thấy rõ sự khác biệt
Thân

Cách này cũng rất rõ ràng và đơn giản.Cảm ơn bác :D
 

hoanganhvina9

New member
Xin chia sẻ cách tìm kiếm được những em mộc già rừng đấu đá tốt:
Kinh nghiệm tìm mộc già rừng thì như đã trình bày ở trên, giờ mạo muội xin chia sẻ cách thức tìm kiếm những em mộc già rừng mà đấu đá tốt của riêng mình hy vọng mọi người có thể tham khảo:
1. Phải tìm được những hàng bán chim chào mào mộc với số lượng lớn và đông khách đến mua mộc ( thì chủ hàng mới hay nhập các đợt mộc lớn về để bán)
2. Làm quen và làm thân với chủ cửa hàng để tạo mối quan hệ thật tốt với chủ cửa hàng
3. Có quan hệ tốt rồi đặt vấn đề cho mình được chọn hoặc chủ hàng chọn cho mình những con mộc đầu tiên hay nhất trong lô mộc vừa về cách chọn như sau:
- Lô hàng mộc vừa về ví dụ 100 con, chủ hàng sẽ thả vào lồng tập thể ví dụ 20 con một lồng tất cả để trong 5 lồng
- Sau khi thả vào lồng tập thể tầm một buổi được ăn uống chắc chắn sẽ có những con nổi bật /20 con/ 1lồng ví dụ có con đứng trong lồng tập thể nổ sổ giọng hoặc đánh đuổi tất cả các con khác để độc chiếm quả chuối trong lồng ăn chán đi ra chỗ khác thì con khác mới vào ăn chuối được
- Lọc những con suất xắc như trên nhốt chung vào 1 lồng tập thể riêng, sau khi nhốt chung ( ví dụ lọc được 5 con chẳng hạn) sau một buổi sẽ có 1 con nổi nhất trong đám đó sẽ tự sổ giọng hoặc bắt nạt các con còn lại . lọc con ấy ra con ấy là số 1, sau khi bắt con số 1 ra thế nào lại sinh ra 1 con nổi trội con ấy là số 2.
Tùy lọc đến số mấy
- Thương thảo với chủ của hàng để bắt con số 1 với giá mình đưa ra. Tham khảo giá: giá mình mua thì với mộc phú thọ giá bán mộc là 120k giá bắt con số 1 mình mua là 700k con số 2 là 500k ( tất nhiên còn tùy vào quan hệ với chủ cửa hàng mà có giá tương ứng)
4. vấn đề là phải được chọn hoặc chủ cửa hàng chọn cho con nổi trội trong đám mộc vừa về vì thực tế khi một lô mộc vừa về chủ hàng sẽ lọc những con nổi trội ra để riêng ( nổi trội về đầu gấu, nổi trội về bóng bộ, nổi trội về giọng hót), những con này chủ hàng chuyển đi bán riêng hoặc gột riêng lên khi đứng lồng tầm 6 tháng xem chất con chim thế nào mà ra giá. Trong trường hợp chủ cửa hàng đã lọc ra riêng thì tống tất cả các con đã lọc ra vào một lồng tập thể ngồi theo dõi mà lọc 1 - 2 con ra
5. Với mộc dở miền trong giá cao hơn tầm 600k hoặc 1củ trở lên con dở mà gí lồng có thể xòe cánh đấu với nhau rồi thường một cửa hàng có 1 lô 7 đến 10 con thì cũng như trên tống tất vào một lồng tập thể mà chọn. yên tâm là nhốt chung thường ít đánh nhau lắm thường thì một con đứng cầu nổ sổ giọng các con còn lại bám nan hoặc đứng cụp mào chỉ gọi là cùng hoặc im như thóc. Giá lấy con lọc kiểu này phải bù thêm vào giá tầm 500k 1 củ nhưng không phải chủ cửa hàng nào cũng cho chọn kiểu này
6. Khi chọn như trên theo kinh nghiệm của mình con mộc này sẽ có tố chất tốt đấu đá được, còn để thành con thi đấu tốt trên dàn hoặc hơn nữa là đi thi cử ngon thì chặng đường còn dài lắm ạ.
7. Hy vọng mình chém như vậy các bạn có thể tham khảo ít nhiều. Thân
 

gabong

New member
bài viết rất bổ ích và có thêm tí kinh ngiệm đi chọn chim, thank bác nhiều
 

ndtoanpt

New member
chim nuoi ma 3 4 nam cam long ma van nhay sax khong biet bac thuan kieu gi the nhi ?
 
Sửa bởi Amin:

Pleikupho

New member
Với kinh nghiệm nuôi qua một số loại chim thì em thường chọn qua mắt thôi. Cũng giống như những loài động vật khác thì khi còn ít tuổi, chúng sẽ có một khuôn mặt hiền khô, xinh xắn, đáng yêu... vd đơn giản như chó con, mèo con nhìn rất xinh, nhưng khi chúng già thì nhìn giữ tợn... Chi phối vào khuôn mặt chính là ánh mắt của chúng. Khi non tuổi chúng thường có một cặp mắt tròn xoe, long lanh ( trông như ướt), mi mắt căng nhẵn, màu mắt sáng.. Nhưng khi đã già rồi thì mắt có xu hướng méo đi rất nhiều, có nhiều hình thái méo mắt,( méo hạt chanh, méo lẹm một góc, méo hướng lên hay hướng xuống...); Bởi vì mắt bị méo sẽ kéo theo đồng tử mắt bị ép lại và có xu hướng lồi ra ngoài, tâm mắt bé đi rất nhiều, da mi mắt sẽ khô và nhăn nheo. Màu của mắt ( chính xác hơn là màu viền bên ngoài tâm mắt, chơi họa mi người ta gọi là sa nhãn) cũng biến đổi trông sẫm màu và mờ hơn ( Với chào mào thì thường sẽ từ màu nâu vàng chuyển qua nâu đỏ). Một con chim có cặp mắt méo trông sẽ ác hơn. Không quan trọng đầu to hay đầu bé, với em cứ mắt méo là ác rồi. hì! Vài điều em đúc kết được từ hồi chơi họa mi đá, chia sẻ lại với các bác. Có gì không đúng các bác cứ chém thoải mái cho em tiến bộ :)
bác này coi chim có phần giống mình nhưng lúc trước mình ko chơi mi mà chơi chòe than. thường mình thích chọn những con có mắt hình hạt dưa và mắt đóng cao nhìn chim sẽ rất dữ, với chào mào mình thường chọn những con mắt khô và có quành mắt rõ (nổi lên), đó chỉ là đối với mộc đã tách lồng riêng thôi. còn lồng tập thể thì ae có thể tuyển vài con bóng bộ đẹp rồi chọn lại
 

lha_cd

New member
Với kinh nghiệm nuôi qua một số loại chim thì em thường chọn qua mắt thôi. Cũng giống như những loài động vật khác thì khi còn ít tuổi, chúng sẽ có một khuôn mặt hiền khô, xinh xắn, đáng yêu... vd đơn giản như chó con, mèo con nhìn rất xinh, nhưng khi chúng già thì nhìn giữ tợn... Chi phối vào khuôn mặt chính là ánh mắt của chúng. Khi non tuổi chúng thường có một cặp mắt tròn xoe, long lanh ( trông như ướt), mi mắt căng nhẵn, màu mắt sáng.. Nhưng khi đã già rồi thì mắt có xu hướng méo đi rất nhiều, có nhiều hình thái méo mắt,( méo hạt chanh, méo lẹm một góc, méo hướng lên hay hướng xuống...); Bởi vì mắt bị méo sẽ kéo theo đồng tử mắt bị ép lại và có xu hướng lồi ra ngoài, tâm mắt bé đi rất nhiều, da mi mắt sẽ khô và nhăn nheo. Màu của mắt ( chính xác hơn là màu viền bên ngoài tâm mắt, chơi họa mi người ta gọi là sa nhãn) cũng biến đổi trông sẫm màu và mờ hơn ( Với chào mào thì thường sẽ từ màu nâu vàng chuyển qua nâu đỏ). Một con chim có cặp mắt méo trông sẽ ác hơn. Không quan trọng đầu to hay đầu bé, với em cứ mắt méo là ác rồi. hì! Vài điều em đúc kết được từ hồi chơi họa mi đá, chia sẻ lại với các bác. Có gì không đúng các bác cứ chém thoải mái cho em tiến bộ :)
cám ơn những chia sẻ của bạn .(đúc kết kinh nghiệm nuôi chim của bạn)
 
Top