Chim thi - những điều cần biết...

Leodevincy

Chào mào Việt
Từ cảm nhận thấu đáo, Bác Chiêu Đã có bài phân tích đi rất gần với thực tế.....
Haha, bác ấy đi rất gần với thực tế nhưng đi rất xa so với ý chú Impala muốn nêu. Keke,

Nói vui chứ AE tham gia thảo luận chủ đề này rất hay, tuy nhiên muốn nhấn mạnh thêm với AE là chú Impala muốn nói là giữa tố chất chú chim với nhạy bén của chủ chim là 50-50. Tuy nhiên theo Leo thì Tố chất chú chim phải là 70 và nhạy bén + quan sát tinh tế, cảm nhận của chủ chim chỉ chiếm 30% thôi. Vì thực sự tố chất quan trọng hơn, 1 con chim có tố chất và non mùa thì có thể nhờ sự nhạy bén của chủ chim mà dần dìu dắt con chim đi lên. Dìu dắt là quan sát ở nhà con chim sau khi ổn định dinh dưỡng, tắm táp (nước nắng đều), có độ căng thì cho ra trường dợt, lúc đầu dợt thì quan sát xem con nào yếu lửa mà con chim của mình kết thì kè với nó tý đỉnh cho nhanh lên lửa, và dần dà kè với chim mạnh hơn để thử độ gấu, ... và lâu dần khi con chim đủ căng và đấu tốt thì cho chơi lâu hơn để rèn độ bền rồi kè chim mạnh để cọ xát... Nói gì thì nói nhưng cũng cần thời gian để con chim trưởng thành ở đấu trường, đó là lý do tại sao con chim non mùa mà kè với già mùa nó đập thì cũng hư chim vì dù sao có tố chất nhưng như Impala nói là chưa đủ. Giang hồ cũng phải tôi luyện ở nhiều đấu trường, nhiều khu vực mới thành gấu được.

Vài dòng AE đừng ném đá nhỏ mà ném gạch cho chim Leo mau căng lửa chứ nó cứ ì ạch ở nhà hoài kìa... :D

Thanks AE đã xem,
Leodevincy
 

doanlengoc

Quản lý nhiều BOX
Quan điểm của Doanlengoc!

(Bài viết này loại bỏ yếu tố tiêu cực, dàn xếp, tình cảm với các vẫn đề trình bày)

Trên cơ sở bài viết của Impala về "Tố chất chú chim và nhạy bén của chủ chim", mình xin có ý kiến như sau:

- Tố chất chim:
Một con chim được mang đi dự thi thường thì thang điểm bình quân gia quyền (theo mức độ ưu tiên tiêu chí cuộc thi) về "Thanh, sắc, bộ, bền" đã ở mức khá trở lên. Đối với riêng chào mào còn có thêm các tiêu chí dọa nạt đè khiến đối thủ hoảng sợ mà bỏ nước đấu hoặc hăng lên bu chụp đòi đá mà bỏ nước chơi. Về tố chất không nhất thiết phải đã thành danh hoặc tự nhiên mà tài. Tất cả chim nuôi nhốt đều từ mộc mà lên cả, đều qua bàn tay huấn luyện của con người và môi trường cọ sát. Tố chất còn liên quan đến việc phát lộ, có những con đã thể hiện ở mùa đầu lồng đầu tiên nhưng cũng nhiều con đến mùa 4 mùa 5 mới bộc lộ hết khả năng của nó. ( Cái này gọi là phát tiết). Một con chim có thực tài và sung mãn thì ngay cả kỳ thay lông vẫn tả xung hữu đột mà không ngán ngại gì. Tố chất cũng có nhiều kiểu và thang cho từng tiêu chí riêng, còn tất cả đều đạt thì quá tuyệt hảo ( ví dụ giọng 10, sắc 10, bộ 10, bền 10). Trước đây. mình đã có bài nói về chim thi và chim hay! Đứng trên từng góc độ các bạn sẽ thấy rõ sự khác nhau của nó, còn chú chim hội tụ đủ các chuẩn đó thì có thể nói là không có.

- Chủ chim:

Người sở hữu và chăm con chim thi mà chúng ta đang hay gọi là nghệ nhân ( Dùng từ quá thổi phồng), nếu chú chim đó anh ấy giữ một thời gian dài, anh ta sẽ biết được tầm của nó và đưa nó đi thi vào thời điểm, tiêu chí cuộc thi thích hợp để em nó có thể vào sâu ( Cái này còn phụ thuộc vào mục đích của chủ nữa, cọ sát hay học hỏi hay lấy giải). Đương nhiên, mọi thành công ngoài đẳng cấp cũng có vận may song hành. Một chủ chim giỏi có thể nói là biết giữ vững và nâng cao trình độ của con chim mình đang sở hữu qua từng năm (loại bỏ yếu tố bất khả kháng), nắm rõ thời điểm đỉnh nhất của chim và khi ra đấu trường luôn biết cách để con chim của mình thể hiện hết khả năng của nó. Người chơi chim giỏi thì ngoài việc mua 1 chú chim tài có sẵn còn phải biết phát hiện ra những viên ngọc sau lớp đá và biết cách mài dũa để thành tác phẩm được mọi người công nhận. Có 1 điều đáng tiếc là trong những cuộc thi khá nhiều chủ chim chỉ tập trung vào con chim mình và so sánh với những con yếu hơn để tự mình cho là mình chưa đáng bị loại!?!

Riêng về vấn đề Trọng tài, ở đây cảm nhận của mình là người phải thực sự có chuyên môn cao để nhìn nhận được những chú chim hay đi sâu vào giải, phải bao quát được hết phạm vi thuộc thẩm quyền. Tuyệt đối bám tiêu chí cuộc thi để lựa chon chim vào vòng trong. Trọng tài chịu áp lực lớn nên phải bản lĩnh, trung thực và công bằng, đồng thời phải đảm bảo cuộc thi càng đi vào sâu càng gay cấn, càng hấp dẫn để chú chim ( chủ chim) đoạt giải xứng đáng.

Mạn đàm 1 chút!
 

hoangbop

New member
Theo mình đầu tiên phải là tố chất của con chim, tiếp đến là điểm rơi phong độ của chú chim đi thi hôm đó.
 

axnzonegold

Quản lý nhiều BOX
Tâm tư, tình cảm, sự trân trọng và tâm huyết của người chủ chim dành cho chú chim khác nhau!
Có thể cùng 1 con chim nhưng người chủ khác nhau lại đặt con chim ấy ở 1 vị trí khác nhau trong tim mình!
Điều đó tạo nên sự khác nhau!
 
Thú vui chăm chim thi quả là thú vị, thú khi được thấy chú chim yêu so tài cao thấp, thú khi được gặp gỡ người cùng đam mê, và thú khi học được nhiều điều chưa biết, thú khi được thấy không những bề mặt của tảng băng, nhưng được thấy tất cả.

DSCN5254_zpse2390a89.jpg


Ảnh: Chú Mike Tyson của bác Tinatino

Đối với những người mới chơi chim, nhất là chim đi thi hay đi cội, thì coi việc chăm sóc và nuôi dưỡng chú chim mình ưng ý và yêu mến thành 1 chú chim hay là mãn nguyện rồi. Công thức chăm sóc chim thi thì chắc ít nhiều chúng ta cũng biết như:

- Dinh dưỡng: cám, trái cây, mồi tươi v.v...
- Nắng
- Chế độ dợt, tập lực v.v...

Nhưng hôm nay, tôi xin mạn phép được nói đến 2 yếu tố được mà tôi coi là quan trọng nhất đó là tố chất chú chimsự nhạy bén của chủ chim

DSCN5167_zps87835c09.jpg


Tố chất con chim thi:

Yếu tố này cũng đã được tranh luận khá nhiều từ rất lâu, Nhưng theo tôi nghĩ, tranh luận của việc này thường do chúng ta chưa thống nhất về cách nhìn 1 chú chim. Chúng ta chơi chim theo phong cách nào? Thế nào là 1 chú chim hay? Những câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản nhưng nó lại là cái chìa khóa đầu tiên để mở đúng cánh cửa mà chúng ta muốn vào để khám phá. Một khi chúng ta có cùng quan điểm thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn, như hầu hết tất cả các anh em chơi chim thi đều đánh giá độ bền, cánh rồi tới bọng của chú chim và là thước đo cho 1 chú chim thi hay. Nhưng nếu chúng ta là người yêu chim giọng, thì yếu tố đầu tiên phải là đúng giọng chuẩn, đẹp để đánh giá 1 chú chim.

Trở lại với chú chim thi của chúng ta, thì tố chất của nó được đánh giá qua những lần cọ xát thi thố ngoài đấu trường, chú chim đó đi đến đâu, phong độ như thế nào, và thước đo chúng ta hay dùng là chim thi mấy lần? đến vòng mấy? hay có giải chưa? giải gì? ở Hội thi nào? Vậy, một khi chú chim đã khẳng định được vị trí của nó trong các cuộc thi, không chỉ 1 lần nhưng nhiều lần, thì khi đó chú chim đã khẳng định là có tố chất.

Sự nhạy bén của chủ chim:

Để chứng minh cho yếu tố bậc nhất này, tôi xin đem ra 1 vài so sánh sau và mời anh em cùng thử trả lời tại sao: (ở đây coi như 2 người có điều kiện như nhau và tôi sẽ so sánh về vần đề chi phí cho 1 chú chim hay sau)

1. Có người nuôi chim 1 năm đã có giải, nhưng có người vài ba năm chưa có gì
2. Có người chăm chú chim đó ra trường lúc chơi lúc không, nhưng người khác chăm thì lại chơi ổn định
3. Có người chăm hoài chim đi thi chỉ được vào vòng sâu hoặc giải khuyến khích, nhưng người khác cầm thì chú chim đó giải cao liên tục

và còn nhiều nhiều nữa, vậy thì sự khác nhau ấy có phải do chú chim không hay là do người nuôi? Những yếu tố sau đây có thể trả lời cho sự khác biệt đó:

- Người nuôi: bao gồm chế độ nuôi, tập dợt, dinh dưỡng v.v...
- Môi trường xung quanh

Là 1 chủ chim nhạy bén thì chắc chắn chúng ta sẽ biết chú chim của chúng ta phải sống trong môi trường như thế nào cho phù hợp. Khi chú chim ở trong môi trường không thích hợp, lúc nào cũng dè chừng hay lo lắng thì sao có lửa và bình tĩnh để chơi. Chế độ chăm và dinh dưỡng nên điều chỉnh cho phù hợp với chú chim từng thời điểm và từng chú chim sẽ khác nhau.

Những điều này có vẻ ai cũng biết, nhưng qua các cuộc thi tôi đã tham gia, thì có 1 câu hỏi luôn nằm trong đầu cần được giải đáp, và mong anh em bàn luận để thấy tảng băng chìm này:

Ví dụ:

Cũng là chú chim Mike Tyson, cũng 1 công thức cám, cũng 1 lịch chăm, cũng 1 môi trường như nhau. Nhưng khi tôi đem đi thi thì rớt sớm, còn bác Tinatino đem đi thi thì có giải. Vậy nếu trường hợp đó xảy ra, vậy sự khác nhau là gì???


Mời anh em 1 ly trà đàm đạo nhé!

Thân ái, Impala!

Theo mình thì chuyện này là bình thường, chẳng duyên hay là gì cả, mà chỉ là do con chim thôi. Cứ rút ra từ bản thân của mình là biết. Khi làm 1 việc gì đó nếu ta thấy trong người sảng khoái thì làm rất hăng say và hết mình, còn lúc uể oải hay hơi mệt thì hiệu suất sẽ thấp. Tóm lại con chim lúc chơi hay, có lúc lại bình thường cũng là chuyện thường dù mọi cái vẫn như vậy, vẫn chăm và ăn uống bình thường.. vài điều chia sẻ, có gì chưa đúng mong các bác bổ sung
 

chaomaoninhhoa

New member
Theo quan điểm của mình thì tố chất của chú chim chiếm phần lớn khả năng thành công và người chủ chỉ đóng vai trò phát huy tố chất đến đỉnh điểm để có được một chú chim "đỉnh". Vì vậy, tố chất của con chim là hết sức quan trọng, mà để có thể sở hữu được những chú này thì cần có một chữ "duyên". Nói như vậy cũng có nghĩa là cho dù người chủ có thể đáp ứng những nhu cầu tốt nhất có thể cho một chú chim tuy nhiên chú này không có tố chất của một "mãnh tướng" thì kết quả nhận được chủ chỉ có thể là "lính mở đường" . Hiện nay mình vẫn đang mong chữ "duyên" đó sẽ đến với mình, cái duyên được sở hữu một chú chim có tố chất.
Regards!
 

impala

Chim Thầy
Tiêu chuẩn để chọn 1 chú chim thi theo tôi cần những yếu tố sau:

Độ lì: Một chú chim thi hay là 1 chú chim phải lì, vì những nghệ nhân khác khi đem chim đi thi, ai cũng muốn lấy giải và ai cũng đem những con chim tiềm năng nhất của họ, chưa nói đến những con chim đã có nhiều giải rồi. Vì vậy 1 chú chim bình thường khi gặp phải những "lão làng" đó sẽ cụp mào bỏ nước ngay. 1 chú chim lì là 1 chú chim cho dù để bất cứ đâu, bên cạnh bất cứ con nào, cũng không mất hình cụp mào hay bỏ nước thì như vậy mới có khả năng vào sâu được.

Độ bền: Theo tôi thì độ bền đứng sau độ lì của con chim, vì tôi đang cầm 1 chú chim có thể nói nếu gặp chim yếu hơn nó có thể đấu 3-4 tiếng mà không biết mệt, nhưng khi gặp chim dữ thì nó bỏ nước. Do đó, 1 con chim phãi dữ và bền thì mới có khả năng đạt giải được. Một chú chim bền là 1 chú chim được khẳng định trong các buổi đi dợt hoặc thi. Nó chơi liên tục 3-4 thậm chí 5 giờ mà không bỏ nước. Tuyệt đối cẩn thận với những chú chim có tật tắm nắng hay tắm nước khi dợt hay thi vì khi gặp chim dữ nó sẽ tắm ngay.

Nết chơi: khi một con chim đã có độ lì và bền, thì nước chơi của nó cũng quan trọng không kém. 1 chú chim chơi cực đẹp, cánh đuôi, chéc ché liên tục nhưng ko lì và bền thì đó chỉ là 1 chú chim chơi cội, nhưng 1 chú chim lì, bền chỉ sàng cầu + cánh + bọng thì vẫn có thể vào sâu được. Tuy nhiên, tìm được 1 chú chim chơi hay, lì và bền thì như lượm được vàng

Khó có thể tìm được 1 chú chim hoàn hảo cả 3 yếu tố trên, 1 chú chim có đủ 3 yếu tố trên thì trước sau gì cũng có giải. Tuy nhiên giải cao hay thấp còn do chế độ chăm và tập luyện của chủ chim.

Nếu 1 chú chim chỉ được 2 yếu tố trên thì có đi thi được ko? Câu trả lời là được, nhưng muốn nó giật giải cao thì hơi khó, nhưng giải thấp thì vẫn có thể.

Ví dụ:

Như chú chim chơi hay, bền nhưng không lì thì khi đi thi, chủ chim cần chú ý đến chú chim của mình nhiều và cho chim chơi với những con yếu lửa thôi, đứng ham kè chim mạnh vì chim mình không đủ độ lì mà kẹp với chim dữ.

Như 1 chú chim hay, lì nhưng lại không bền. thì khi đi thi, tránh tuyệt đối không cho vào giữa. vì khi vào giữa thì nó sẽ chơi hết mình khi xung quanh nó toàn là đối thủ, nhưng hãy cho nó chơi biên để nó chơi đầm lại và dưỡng sức. khi nào cần thiết thì hãy kẹp vào giữa để nó bùng lên mà chơi

Như 1 chú chim lì, bền nhưng không chơi hay (đẹp) thì hãy kè nó với những con yếu hơn để nó đè được những con khác thì nó cũng sẽ bộc lộ ra những ngón nghề của nó. Một khi đã vào sâu thì con nào cũng mệt hết rồi, nên chơi đẹp hay không nó cũng không chênh lệch là bao khi các chú chim đã thấm mệt

Còn 1 chú chim chỉ được 1 trong 3 yếu tố đó thì không nên đi thi làm gì.

Đây chỉ là kinh nghiệm bản thân đã trải nghiệm. Việc chăm chim thi thì mới các cao thủ vào góp ý thêm

Thân ái, Impala!
 
Sửa lần cuối:

t2t

CLB Chào Mào Gia Định
Theo quan điểm của mình thì tố chất của chú chim chiếm phần lớn khả năng thành công và người chủ chỉ đóng vai trò phát huy tố chất đến đỉnh điểm để có được một chú chim "đỉnh". Vì vậy, tố chất của con chim là hết sức quan trọng, mà để có thể sở hữu được những chú này thì cần có một chữ "duyên". Nói như vậy cũng có nghĩa là cho dù người chủ có thể đáp ứng những nhu cầu tốt nhất có thể cho một chú chim tuy nhiên chú này không có tố chất của một "mãnh tướng" thì kết quả nhận được chủ chỉ có thể là "lính mở đường" . Hiện nay mình vẫn đang mong chữ "duyên" đó sẽ đến với mình, cái duyên được sở hữu một chú chim có tố chất.
Regards!

Tiện thể mình mượn tiếp bài Bác chaomaoninh hoa để kể câu chuyện về chữ "Duyên" với một chú chim của mình: Và trước khi chú chim về nhà mình đó cũng là một sự tình cờ (vì trước đó chưa có ý định mua chú chim này).

Đầu tháng 03/2012 mình có kẹt ít tiền để mở cái cửa hàng nhỏ & đành bán hết dàn chim để giải nghệ một tgian, chờ khi nào có điểu kiện thì chơi lại (lúc đó có đăng lên vài diễn đàn để thanh lý 06 chú). thanh lý 4 chú trong 2 ngày & còn lại 2 chú mình hứa để lại cho Ku em ngoài Hà Nội và trong 2 ngày đầu này có rất nhiều AE dd đã gọi điện hỏi mua (AE trảng bom, Bên Hòa, Hải Phòng, Sài gòn) nhưng vì mình đã hứa để lại cho đứa em ngoài Hà Nội nên tạm không bán

nhưng vì tình hình tài chính cấp bách quá nên không chờ ku em vào được mà phải thanh lý càng sớm càng tốt để giải quyết công việc hàng hóa vì chưa đầy 1 tuần là đến ngày khai trương, và lúc này thì mình quyết định bán và bán cho 1 đứa em là thành viên cội chào mào Bình Lợi (giá có rẻ hơn 01 triệu) nhưng giao dịch không thành công, tiếp theo là một Anh cũng là thành viên cội chào mào Bình Lợi nhưng cũng không thành công (vì mình đã nhận ra tiềm năng của chú chim này nên ưu tiên bán cho AE trong cội trước,hihi). và khi cửa hàng đã tạm ổn định thì mình đã quyết không bán chú chim này nữa nhưng ku em ngoài Hà Nội cứ nhất định đòi mua và yêu cầu mình gửi tàu ra nhưng mình không chịu (mình có nói đùa là: nếu Ku muốn bắt thì vào mang về chứ anh không chuyển ra đâu), thế là ngày 14/03/2012 em bay ngoài vào, đến nước này thì mình không thể làm gì hơn chỉ còn nỗi buồn vì sắp phải xa chú chim, đến ngày 15/03/2012 thì mình có chở ku em đi lên Tây Thạnh thi để ku em xem và chim mình chơi đến vòng 6 thì bị loại.

Trên đường chở ku em về nhà mà lòng cứ buồn vì không phải bị loại sớm mà buồn vì sắp phải xa chú chim này.và đến khi Ku em nói là em sẽ không bắt chú chim này vì nết chơi không hợp với ngoài em.

Thế là : và con tim đã vui trở lại, ...

Và chú chim đã mang về thành tích:
- Giải nhất (Bình Thạnh - lần 2)
- Giải nhất (Thủy Mộc - lần 1 &3)
- Giải nhì (Lê Gia)
- Giải ba (cầu xéo)


Thân
t2t
 

symphony

Thú Vui Tao Nhã
Chào anh Thái, em nghe nói con này anh Thái mua lại của anh Tuệ phải không, và em nghe nói cái giọng của nó đáng bỏ đi lắm phải không anh
 

t2t

CLB Chào Mào Gia Định
Chào anh Thái, em nghe nói con này anh Thái mua lại của anh Tuệ phải không, và em nghe nói cái giọng của nó đáng bỏ đi lắm phải không anh

Ngày mới rước em nó dzia nghe bọng ở nhà cũng nản lắm em, khi đấu thì bọng nghe rất OK nhưng nuôi đến giờ chung với mấy em Khe Sanh, Đà Nẵng, Bình Định thì giọng bọng dở ngày xưa không thấy ra nữa
 

symphony

Thú Vui Tao Nhã
Ngày mới rước em nó dzia nghe bọng ở nhà cũng nản lắm em, khi đấu thì bọng nghe rất OK nhưng nuôi đến giờ chung với mấy em Khe Sanh, Đà Nẵng, Bình Định thì giọng bọng dở ngày xưa không thấy ra nữa

Chà chà anh ém con Khe Sanh dữ. Vậy mà kêu anh bán rồi. Mai mốt em qua đột kích nhà anh tóm em Khe Sanh về nghe giọng.
 

chaomaoninhhoa

New member
Chào pác Thái (t2t) hôm nay đọc được bài của pác mình mới thấy có lẻ anh em mình cũng có duyên. Nhắc chuyện củ một tí nha, một trong bốn chú Thái thanh lý mình giữ 01 con. Hiện tại giờ mình cũng không giữ em nó vì phải gởi đi một thời gian để thuần em nó dạn hơn. Hy vọng một ngày không xa sẽ có dịp trình làng với anh em.
Thân!
 
L

linhbuudien

Guest
Cái may trong thi cử luôn có.Đã hay,đẹp rồi cộng với may mắn nữa thì ôi tuyệt vời.
 

shopthuhavd

New member
Thấy mấy Pác thảo luận rơm rã quá, Mình cũng xin góp ý mấy lời ngắn gọn như sau:
- Tố chất chim là 70%, cách chăm(tắm, cách cho ăn - ngủ - nghỉ, dợt chim,...) là 30%.
- Còn vấn đề thi cử của Em nó thì hơi khó nói lắm (ví dụ: Em nó đạt giải nhì tại một giải A nào đó, đến lúc thi giải khác có thể lửa em nó hơi tụt(do thay lông dặm, chăm chưa tốt,...) hoặc do thời tiết lúc thi không tốt,... Em nó lại rớt từ vòng đầu thì lại là vấn đề khác,... hjx hjx)
Một vài lời chia sẽ !
Thân !
 
Thân gửi anh Doanlengoc!

Em rất tâm đắc hai quan điểm của anh: Tố chất chimchủ chim. Em nghĩ đây là yếu tố rất rất quan trọng, là vấn đề cốt lõi nếu anh em nghệ nhân muốn sở hữu chú chim hay để chơi cội, và đi thi.
Nếu mổ xẻ ra, bên cạnh hai yếu tố này sẽ có rất nhiều vấn đề khác, nhưng em nghĩ đây là vấn đề mà nhiều anh em quan tâm. Để chọn được một chú chim có tố chất tốt, phải nói là không dễ dàng gì, những anh em chơi chim lâu năm nếu không đút kết kinh nghiệm, chưa chắc sở hữu được chú chim hay, cho dù có bỏ thật nhiều tiền ra để mua một chú chim có giải. Vì sao? Vì hai chủ chim khác nhau.
Chú chim có tố chất tốt phải là chú chim thế nào? Chân mào, mào, cổ, hậu, đòn dài, vai, .... Những người chơi kinh nghiệm sẽ biết con chim phối như thế nào là con chim hay, sự kết hợp như thế nào sẽ ra con chim có nét chơi dữ, con chim nào có nét chơi bền... Vì vậy, nhưng người sở hữu những chú chim hay, tiền không thôi chưa đủ, phải là những người có kinh nghiệm, có sự hiểu biết về chim chào mào, và đương nhiên không thể thiếu yếu tố quan trọng nhất là đam mê.
Chủ chim: phải là người hiểu rõ chú chim của mình. Hay chỗ nào, dở chỗ nào, mạnh điểm nào, yếu điểm nào? Phần chủ chim, anh Doanlengoc nói quá hay rồi. Em không dám bàn luận thêm.
Những yếu tố này, không phải 1 năm, 2 năm là có thể nắm được hết. Nếu anh em may mắn được những nghệ nhân đi trước chia sẻ lại tuyệt vời quá, còn nếu không thì có thể chăm bẵm những chú chim con, chim tơ, chim bổi, hay là mua lại chơi. Chính những thất bại này, sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho anh em trong nghề chơi.

Thân ái,
Chào mào huyện.
 

Mickeycm.batoqn

New member
có khi nào con chim của bạn ko đạt được phông độ hoặc điểm rơi phong độ ko.<br>MÌnh Lấy Ví Dụ.Chú chim củng giống 1 cậu thủ bóng đá vậy.có thê họ là ngôi sao nhưng hôm nay họ trở nên vô dụng.Nhưng có khi ngày mai là khác phong độ là nhất thời đẳng cấp là mải mải.<br>Con người củng có điểm rơi.Mình duy tâm ra 1 tí thì chim cảnh củng vậy thôi.
Nó củng giống 1 biểu đồ hình Sin vậy<br><h2>
Có những lúc bạn cảm thấy vô cùng yêu thương và gắn bó với người ấy, nhưng lại có những lúc bạn chán chường đến mức muốn chia tay nhau một thời gian dài? Lý do là gì nhỉ?</h2><div>“Lệch pha” về tâm lí và sức khỏe<br> <br>Trạng thái cảm xúc của chúng ta luôn thay đổi liên tục trong ngày do hoạt động của cơ thể và ngoại cảnh tác động. Hôm nay bạn cảm thấy vui, “một nửa” cũng thấy thế, thì rõ ràng cả hai đều cảm thấy yêu đời và trân trọng tình cảm của nhau hơn. nhưng củng có lúc thay đổi.<
Trở lại vấn đề chính .Có ai tự nhận mình tôi nhìn thấy con mình đang đạt đỉnh của sự căng lửa ko.nó củng theo 1 chu kỳ nhất định,con chim có thể chơi căng buổi sáng nhưng chiều lại ko căng.có con buổi sáng ko căng chiều lại căng.Nó xuất phát từ vấn đề là trạng thái và điểm rơi thôi.có thể nuôi 1 chế độ nhưng có lúc nó chơi dc 4 tiếng nhưng củng có lúc nó chơi dc 2 tiếng.
Mình củng chỉ là tay mơ góp ý,có gì sai xot mong anh em thông cảm.
 
Top