Chim thi - những điều cần biết...

dungnb9

New member
Thú vui chăm chim thi quả là thú vị, thú khi được thấy chú chim yêu so tài cao thấp, thú khi được gặp gỡ người cùng đam mê, và thú khi học được nhiều điều chưa biết, thú khi được thấy không những bề mặt của tảng băng, nhưng được thấy tất cả.

DSCN5254_zpse2390a89.jpg


Ảnh: Chú Mike Tyson của bác Tinatino

Đối với những người mới chơi chim, nhất là chim đi thi hay đi cội, thì coi việc chăm sóc và nuôi dưỡng chú chim mình ưng ý và yêu mến thành 1 chú chim hay là mãn nguyện rồi. Công thức chăm sóc chim thi thì chắc ít nhiều chúng ta cũng biết như:

- Dinh dưỡng: cám, trái cây, mồi tươi v.v...
- Nắng
- Chế độ dợt, tập lực v.v...

Nhưng hôm nay, tôi xin mạn phép được nói đến 2 yếu tố được mà tôi coi là quan trọng nhất đó là tố chất chú chimsự nhạy bén của chủ chim

DSCN5167_zps87835c09.jpg


Tố chất con chim thi:

Yếu tố này cũng đã được tranh luận khá nhiều từ rất lâu, Nhưng theo tôi nghĩ, tranh luận của việc này thường do chúng ta chưa thống nhất về cách nhìn 1 chú chim. Chúng ta chơi chim theo phong cách nào? Thế nào là 1 chú chim hay? Những câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản nhưng nó lại là cái chìa khóa đầu tiên để mở đúng cánh cửa mà chúng ta muốn vào để khám phá. Một khi chúng ta có cùng quan điểm thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn, như hầu hết tất cả các anh em chơi chim thi đều đánh giá độ bền, cánh rồi tới bọng của chú chim và là thước đo cho 1 chú chim thi hay. Nhưng nếu chúng ta là người yêu chim giọng, thì yếu tố đầu tiên phải là đúng giọng chuẩn, đẹp để đánh giá 1 chú chim.

Trở lại với chú chim thi của chúng ta, thì tố chất của nó được đánh giá qua những lần cọ xát thi thố ngoài đấu trường, chú chim đó đi đến đâu, phong độ như thế nào, và thước đo chúng ta hay dùng là chim thi mấy lần? đến vòng mấy? hay có giải chưa? giải gì? ở Hội thi nào? Vậy, một khi chú chim đã khẳng định được vị trí của nó trong các cuộc thi, không chỉ 1 lần nhưng nhiều lần, thì khi đó chú chim đã khẳng định là có tố chất.

Sự nhạy bén của chủ chim:

Để chứng minh cho yếu tố bậc nhất này, tôi xin đem ra 1 vài so sánh sau và mời anh em cùng thử trả lời tại sao: (ở đây coi như 2 người có điều kiện như nhau và tôi sẽ so sánh về vần đề chi phí cho 1 chú chim hay sau)

1. Có người nuôi chim 1 năm đã có giải, nhưng có người vài ba năm chưa có gì
2. Có người chăm chú chim đó ra trường lúc chơi lúc không, nhưng người khác chăm thì lại chơi ổn định
3. Có người chăm hoài chim đi thi chỉ được vào vòng sâu hoặc giải khuyến khích, nhưng người khác cầm thì chú chim đó giải cao liên tục

và còn nhiều nhiều nữa, vậy thì sự khác nhau ấy có phải do chú chim không hay là do người nuôi? Những yếu tố sau đây có thể trả lời cho sự khác biệt đó:

- Người nuôi: bao gồm chế độ nuôi, tập dợt, dinh dưỡng v.v...
- Môi trường xung quanh

Là 1 chủ chim nhạy bén thì chắc chắn chúng ta sẽ biết chú chim của chúng ta phải sống trong môi trường như thế nào cho phù hợp. Khi chú chim ở trong môi trường không thích hợp, lúc nào cũng dè chừng hay lo lắng thì sao có lửa và bình tĩnh để chơi. Chế độ chăm và dinh dưỡng nên điều chỉnh cho phù hợp với chú chim từng thời điểm và từng chú chim sẽ khác nhau.

Những điều này có vẻ ai cũng biết, nhưng qua các cuộc thi tôi đã tham gia, thì có 1 câu hỏi luôn nằm trong đầu cần được giải đáp, và mong anh em bàn luận để thấy tảng băng chìm này:

Ví dụ:

Cũng là chú chim Mike Tyson, cũng 1 công thức cám, cũng 1 lịch chăm, cũng 1 môi trường như nhau. Nhưng khi tôi đem đi thi thì rớt sớm, còn bác Tinatino đem đi thi thì có giải. Vậy nếu trường hợp đó xảy ra, vậy sự khác nhau là gì???


Mời anh em 1 ly trà đàm đạo nhé!

Thân ái, Impala!
em mới chơi chim thôi chắc chưa được nữa năm, và e đang tâm đắc: Con chim tố chất hay không bằng chăm đều tay.
Từ chăm ở đây được hiểu là: các chế độ dinh dưỡng, rượt dãi, chăm lông và ủ chim.
Và nói thêm về chữ duyên chim nữa các bác à, em đã tận mắt thấy anh Thắng bắc giang mua con chim tối hôm trước triệu của chủ chim cũ đi thi lần nào cũng được vào vòng 3-4, đsung sáng hôm sau anh thắng bắc giang đem đi thi luôn chú chim này và được giải nhì Thái Bình mở rộng- 44đ lồng các bác nhé.
Mạo muội được chia sẻ đôi lời cùng các nghệ nhân.Thân
 

chaomaotamdiep

New member
[h=1]Anh "chaugiathuan1" nói đúng đấy, đôi khi có con chim chơi rất hay nhưng mà không may chỉ rỉa lông 1 lần vào đúng lục giám khảo nhìn thấy, mà thường giám khảo nếu không có kinh nghiệm không quan sát lại kỹ mà cho hạ lồng ngay. [/h]
 

chaomaobatraiqb

New member
lam quen ti nhe' mjnh ten bang .mjnh o quang bjnh .ban hay di bay chjm ah?moi luc dj bay trung bjnh moi lan duoc may em boi vay?
 

copden

New member
Ví dụ:

Cũng là chú chim Mike Tyson, cũng 1 công thức cám, cũng 1 lịch chăm, cũng 1 môi trường như nhau. Nhưng khi tôi đem đi thi thì rớt sớm, còn bác Tinatino đem đi thi thì có giải. Vậy nếu trường hợp đó xảy ra, vậy sự khác nhau là gì???

- Cái này do nhìu nhiều yếu tố lắm. Chuyện giải hay ko ko quan trọng mà là phong độ và độ bền của nó
- Con 1 cái nửa là bắt đc nhịp con chim biết chiều đúng lúc đúng chổ..., nói sao nhỉ như là gặp chủ thân thiện nó mừng hưng phấn hơn tụ tin hơn chẳng hạn nhưng gặp người khác nó vẩn còn e dè ko biết nhìn cái ông này có tin cậy đc ko nhỉ hihi
 

chaomaomuonnam

New member
nghe bac noi cu nhu chu tinanito ji do jong than thanh vay. hom nao ranh minh mang chu chim nha minh them vai tram nho chu ay cam chim thi ho moi dc.
 

chaomao^^py

Moderator
Mọi người ai cũng có ý đúng cả ! Chữ duyên là tiền đề cho tất cả , rồi hậu xét
1.tố chất
2> chế độ chăm : dinh dưỡng , chăm sóc , môi trường , cọ xát
3>>> Cảm giác : Sự ăn rê giữa người và chim , đòi hỏi sự nhạy bén của chủ nhân , biết canh điểm rơi phong độ ( quan sát con chim chơi trên giàn biết được nó đang đạt lửa thế nào , chơi về thái độ ra sao , bao nhiêu ngày thì nó max lửa trở lại vv )
4>>>>> Khi mang đi thi lại là 1 chữ DUyên ( Vị trí chim trên giàn , thời điểm chim ăn ,găp đói thủ thật sự mạnh ở những vòng đấu nào vv )
P/s : theo em chỉ như vậy là thực tế nhất
 

aphu_phonui

New member
như bác sĩ đã nói theo em hiểu nuôi chim cần phải kiên nhẫn chế độ tắm tắp ,dinh dưỡng ổn định.thêm tố chất của chú chim
 

ngocthien022

New member
nhân tài chỉ 1% là sự thông minh, 99% là sự khổ luyện! Chim hay mà khôn biết chăm cũng bỏ!
 

chuột nhắt

New member
con chim hay phải là phong độ của con chim. con chim muốn có phong độ phải có người chủ nuôi tốt. em xin hết
 

lha_cd

New member
Tiêu chuẩn để chọn 1 chú chim thi theo tôi cần những yếu tố sau:

Độ lì: Một chú chim thi hay là 1 chú chim phải lì, vì những nghệ nhân khác khi đem chim đi thi, ai cũng muốn lấy giải và ai cũng đem những con chim tiềm năng nhất của họ, chưa nói đến những con chim đã có nhiều giải rồi. Vì vậy 1 chú chim bình thường khi gặp phải những "lão làng" đó sẽ cụp mào bỏ nước ngay. 1 chú chim lì là 1 chú chim cho dù để bất cứ đâu, bên cạnh bất cứ con nào, cũng không mất hình cụp mào hay bỏ nước thì như vậy mới có khả năng vào sâu được.

Độ bền: Theo tôi thì độ bền đứng sau độ lì của con chim, vì tôi đang cầm 1 chú chim có thể nói nếu gặp chim yếu hơn nó có thể đấu 3-4 tiếng mà không biết mệt, nhưng khi gặp chim dữ thì nó bỏ nước. Do đó, 1 con chim phãi dữ và bền thì mới có khả năng đạt giải được. Một chú chim bền là 1 chú chim được khẳng định trong các buổi đi dợt hoặc thi. Nó chơi liên tục 3-4 thậm chí 5 giờ mà không bỏ nước. Tuyệt đối cẩn thận với những chú chim có tật tắm nắng hay tắm nước khi dợt hay thi vì khi gặp chim dữ nó sẽ tắm ngay.

Nết chơi: khi một con chim đã có độ lì và bền, thì nước chơi của nó cũng quan trọng không kém. 1 chú chim chơi cực đẹp, cánh đuôi, chéc ché liên tục nhưng ko lì và bền thì đó chỉ là 1 chú chim chơi cội, nhưng 1 chú chim lì, bền chỉ sàng cầu + cánh + bọng thì vẫn có thể vào sâu được. Tuy nhiên, tìm được 1 chú chim chơi hay, lì và bền thì như lượm được vàng

Khó có thể tìm được 1 chú chim hoàn hảo cả 3 yếu tố trên, 1 chú chim có đủ 3 yếu tố trên thì trước sau gì cũng có giải. Tuy nhiên giải cao hay thấp còn do chế độ chăm và tập luyện của chủ chim.

Nếu 1 chú chim chỉ được 2 yếu tố trên thì có đi thi được ko? Câu trả lời là được, nhưng muốn nó giật giải cao thì hơi khó, nhưng giải thấp thì vẫn có thể.

Ví dụ:

Như chú chim chơi hay, bền nhưng không lì thì khi đi thi, chủ chim cần chú ý đến chú chim của mình nhiều và cho chim chơi với những con yếu lửa thôi, đứng ham kè chim mạnh vì chim mình không đủ độ lì mà kẹp với chim dữ.

Như 1 chú chim hay, lì nhưng lại không bền. thì khi đi thi, tránh tuyệt đối không cho vào giữa. vì khi vào giữa thì nó sẽ chơi hết mình khi xung quanh nó toàn là đối thủ, nhưng hãy cho nó chơi biên để nó chơi đầm lại và dưỡng sức. khi nào cần thiết thì hãy kẹp vào giữa để nó bùng lên mà chơi

Như 1 chú chim lì, bền nhưng không chơi hay (đẹp) thì hãy kè nó với những con yếu hơn để nó đè được những con khác thì nó cũng sẽ bộc lộ ra những ngón nghề của nó. Một khi đã vào sâu thì con nào cũng mệt hết rồi, nên chơi đẹp hay không nó cũng không chênh lệch là bao khi các chú chim đã thấm mệt

Còn 1 chú chim chỉ được 1 trong 3 yếu tố đó thì không nên đi thi làm gì.

Đây chỉ là kinh nghiệm bản thân đã trải nghiệm. Việc chăm chim thi thì mới các cao thủ vào góp ý thêm

Thân ái, Impala!
thank bác ! rất chính xác . ae nên đọc !!!!!
 

nguyen8x

New member
Cho a đi em..xem nó về với a tương lai có sáng sủa hơn ko..phong thuỷ nhà a rất tốt..hihihih
(vui tý thôi6,ráng chăm đi nhé...tốc dục bất đạt)
 

nghiemnv

New member
Đọc những bài của bác Impala làm m ngộ ra được nhiều điều. Chân thành cảm ơn những thao luận những chia sẽ của bác.
 

dungchaomaovt

New member
theo nhận biết của riêng cá nhân sau nhiều lần thắc mắc và tìm tòi, thì yếu tố bản chất con chim hay là nó hay, sự chăm sóc cách này cách kia câu kì cũng kg làm nó hay lên dc. có con chim có người treo cả ngày, đi làm về cho mấy con cào cào, ranh thì phơi nắng , tắm. vây mà ra trường đấu nó vẫn có giải. mình đã tân mắt chứng kiến. và những tiên bối lâu năm cũng khẳng định chọn được con chim có tố chất là bước quan trọng nhất, nó hay thì không cân chăm cầu ki nó vẫn hay. chào than ái.
 
Đồng ý con chim quan trọng nhất là tố chất nhưng nếu mình chăm ko tốt nó sẽ ko phát huy hết tố chất. Nếu có 1 con chim hay nhưng nhốt trong nhà suốt dù dinh dưỡng đầy đủ nhưng ko phơi nắng khi gặp cuộc thi trời nắng gắt chắc chắn chim sẽ hốc há mỏ khó mà vô sâu.
 
Top