Mỗi ngày một câu chuyện

ARCH VIET

Chào Mào TP.HCM
Không chiếm biển Đông, TQ lấy gì để phát triển!
"Một đất nước không thể phát triển mạnh mẽ nếu không có tài nguyên thiên nhiên"
 

black_fish9402

Chim Râu Đỏ
Không chiếm biển Đông, TQ lấy gì để phát triển!
"Một đất nước không thể phát triển mạnh mẽ nếu không có tài nguyên thiên nhiên"

Xin lỗi bác nhé , nhưng Nhật Bản đã làm được điều đó !

Bọn Trung Hoa ( Xin mạn phép ) thật thâm độc khôn lường , suy cho cùng thì chúng vẫn áp dụng cái kiểu hành xử được gọi là " Mềm nắn , rắn buông " . Ngoài biển Đông , bọn chúng ngang nhiên , xâm phạm lãnh hải , đánh bắt cá , de dọa hải quân , và dân quân trên các đảo . Mà còn to mồm nói rằng sẽ dạy cho Việt Nam 1 bài học thật đắt giá ( Lời bọn học giả hồ đồ vô sĩ : Bành Quang Khiêm, La Viện, Dương Nghị , Ngô Sĩ Tồn, Tô Hạo, Trang Quốc Thổ ) .

Tóm lại dù Trung Quốc có tạo ra những động thái thân thiện nhằm xoa dịu Việt Nam thì bọn này cũng thật sự nguy hiểm . Cần có hành động cứng rắn hơn trước âm mưu xâm lược của chúng ! Hoàng Sa , Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam !

P/S: Xin lỗi anh em , vì hơi lạc đề !

Thân , black_fish9402 ,
 

cmbinhlong

Chào mào tình bạn & tình yêu
hôm nay e mạo muội post cho mọi người xem clip này vì muốn những ai đã và đang có ý định như vậy với những người xung quanh ta thì hãy suy nghĩ khác nhé.e xem clip này muốn rơi lệ luôn.chúc tất cả mọi người 1 ngày mới thật vui vẻ và hạnh phúc nhé
xem và cùng suy nghĩ nhé
 

pro_90

New member
ý nghĩa quá. ở đời lòng người thì ai mà biết đc. thiên thần còn cso thiên thần tốt thiên thần xấu. có phải ai cũng thánh thiện cả đâu. và con người ko phải là 1 ngoại lệ
 

ManhQuynh

New member
Đẻ ra thằng con thế này tha đẻ ra quả dưa chuột ăn cho mát ruột, mang tiếng có ăn có học, còn được đi du học. Đúng là bà mẹ VN, người phụ nữ VN.
 

chào mào bổi

Ban Phát Triển Diễn Đàn
Chào các AE!

Câu chuyện ngày hôm nay: Chết. Nỗi Buồn Không Tránh Khỏi

Vào thời Đức Phật, một phụ nữ tên Kisagotami đau khổ vì đứa con duy nhất của bà bị chết. Không thể chấp nhận sự việc ấy, bà chạy gặp hết người này đến người khác để tìm thuốc cứu đứa bé sống lại. Người ta đồn Đức Phật có loại thuốc đó.
Kisagotami liền tìm đến Đức Phật, bà cung kính chào Ngài và thưa: "Thưa Ngài, có phải Ngài có thể làm ra thứ thuốc cứu được đứa con của tôi phải không?"
Đức Phật trả lời: "Ta biết thứ thuốc đó, nhưng muốn làm ra thứ thuốc đó, ta cần có một số chất liệu."

Nhẹ người, bà hỏi: "Ngài cần chất liệu gì? Thưa Ngài"

"Mang cho ta một nắm hạt cải" Đức Phật trả lời.


Người đàn bà này hứa sẽ mang đến cho Ngài nhưng khi bà sắp sửa đi, Ngài nói thêm " Ta cần hạt giống cải lấy từ một gia đình không có con cái, chồng vợ, cha mẹ, hay người làm đã chết"


Bà ta đồng ý và bắt đầu đi đến hết nhà này đến nhà kia để tìm xin hạt cải. Nhà nào cũng đồng ý cho bà hạt giống, nhưng khi bà hỏi trong nhà này có ai đã chết không, thì bà không thể tìm ra nhà không có ai chết - nhà này thì con gái chết, nhà kia thì người làm chết, nhà nọ thì chồng hay cha mẹ chết. Kisagotami không thể tìm được một nhà nào thoát khỏi sự đau đớn của cái chết. Thấy không phải chỉ mình bà đau khổ, bà đã thôi không giữ thi hài của đứa con và quay về với Đức Phật, với tâm lòng đại bi Ngài nói: "Không phải chỉ mình bà mất con, chết là một qui luật đối với tất cả chúng sanh, không có cái gì trường tồn".

Sưu Tầm.

Cầu nguyện cho 7 người bị tai nạn hôm nay được an nghỉ , thảnh thơi. Xin chia buồn sâu sắc đến gia đình anh Đức.

Đại diện chaomao.org/chào mào bổi



Không một ai biết trước
Cái chết đến lúc nào
Tử thần có đợi đâu
Làm sao điều đình được
(trích kinh Pháp cú)


 
Sửa lần cuối:

Leodevincy

Chào mào Việt
Thanks Chào Mào Bổi nhiều, câu chuyện này mình đã đọc lâu lắm rồi, nay được đọc lại và cảm thấy như mới lần đầu tiên đọc nó. Chuyện Sinh - Lão - Bệnh - Tử là quy luật tất yếu của cuộc sống, con người cũng phải nằm trong quy luật sinh tử ấy.

Và nhân đây, thay mặt BQT xin cảm ơn mọi người đã sẻ chia ở "Mỗi ngày một câu chuyện" và mỗi ngày chúng ta lại vào đọc câu chuyện của người khác hay câu chuyện của chính mình, đó là niềm vui, niềm tin và đồng cảm trong cuộc sống. Và mỗi ngày là 1 câu chuyện và câu chuyện hôm nay xin chia buồn với gia đình anh Đức, mong anh sức khỏe và bình an trong cuộc sống.

Chúc mọi người có ngày nghỉ cuối tuần trong bình an và hạnh phúc.
Leodevincy
 

black_fish9402

Chim Râu Đỏ
Hãy nhìn lại mình !

Hãy nhìn lại mình !
Lưu Cương vốn là một tội phạm cướp giật, bị ngồi tù đã một năm. Từ ngày bị vào tù, Lưu Cương chưa có ai đến thăm .

Nhìn những phạm nhân khác thỉnh thoảng lại có người tới thăm nom, còn được người nhà mang đến bao nhiêu đồ ăn ngon, Lưu Cương nhìn thấy mà thèm, liền viết thư cho mẹ để mẹ đến thăm, nhưng không phải vì thèm những đồ ăn ấy mà vì Lưu Cương rất nhớ bố mẹ.

Sau khi gửi biết bao nhiêu cánh thư nhưng không có bất cứ hồi âm nào, Lưu Cương hiểu, bố mẹ đã bỏ rơi mình. Đau khổ và tuyệt vọng, Lưu Cương lại viết thêm một bức thư nữa, nói là “ nếu bố mẹ không đến thăm con, bố mẹ sẽ mãi mãi mất thằng con này.”. Đây hoàn toàn không chỉ là lời nói suông, những phạm nhân bị vào tù do tái phạm đã không ít lần lôi kéo anh vượt ngục. Nhưng Lưu Cương vẫn chưa hạ được quyết tâm, nay bố mẹ không còn thương xót, đoái hoài đến mình, thì còn gì để lo lắng, vấn vương nữa?



Hôm ấy trời lạnh đến buốt da buốt thịt. Lưu Cương đang bàn bạc với mấy “đại ca đầu trọc” về chuyện vượt ngục thì có người gọi giật lại: “Lưu Cương, có người đến thăm!” Là ai được nhỉ? Bước vào phòng thăm tù nhân, Lưu Cương đứng sựng lại, là mẹ! Một năm không gặp, trông mẹ thay đổi nhiều đến mức con trai mẹ không nhận ra. Mẹ mới hơn 50 tuổi mà tóc đã bạc trắng đầu, lưng mẹ còng như con tép nhỏ, người mẹ gầy gò quá, bộ quần áo mẹ mặc đã sờn rách. Mẹ đi chân trần hằn cáu bẩn và loang lổ vết máu. Bên cạnh mẹ là hai chiếc bao tải cũ.

Hai mẹ con cứ thế đứng nhìn nhau. Chưa kịp đợi Lưu Cương mở lời, nước mắt mẹ đã trực trào từ đôi mắt mờ đục. Mẹ vừa giơ tay lên quệt nước mắt, vừa nói: “Tiểu Cương à, mẹ nhận được thư con, con đừng trách bố mẹ nhẫn tâm. Thực sự là không có thời gian đi được con ạ. Bố con…lại ngã bệnh, mẹ phải chăm sóc bố con, đường lại xa xôi….” Đúng lúc ấy, có anh quản giáo bưng đến cho mẹ Lưu Cương một bát mỳ trứng còn nóng hổi, nhiệt tình nói: “Bác ăn đi cho nóng rồi lại nói chuyện tiếp ạ.” Mẹ Lưu Cương vội đứng dậy, xoa xoa tay lên người, nói: “Thế này sao được”. Quản giáo đặt bát canh vào tay mẹ Lưu Cương, cười, nói: “Mẹ cháu cũng tầm tuổi bác, mẹ ăn một bát mỳ trứng của con trai không được sao?” Mẹ Lưu Cương không nói gì nữa, cúi đầu ăn “sụp soạp”. Bà ăn một cách ngon lành như mấy ngày chưa được miếng cơm nào vào bụng.

Đợi mẹ ăn xong, Lưu Cương nhìn xuống đôi chân sưng đỏ, nứt bao vết máu của mẹ, xót xa hỏi: “Mẹ, chân mẹ sao thế? Giầy của mẹ đâu rồi ạ?” Chưa kịp đợi mẹ trả lời, quản giáo liền tiếp lời: “Vì bác đi bộ nên mới thế, giầy của bác đã bị rách từ trước rồi.”



Đi bộ sao? Từ nhà đến đây phải mất ba bốn trăm dặm, hơn nữa đoạn đường núi rất dài! Lưu Cương từ từ cúi người xuống, khẽ xoa lên đôi chân của mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ không bắt xe tới? Sao mẹ không mua giầy mới?”

Mẹ vội thu chân vào, nói: “Sao phải bắt xe chứ, đi bộ cũng tốt mà”, mẹ thở dài, “Năm nay lợn bị dịch, mấy con lợn ở nhà đều chết hết, vụ mùa năm nay thu hoặch cũng kém, còn bố con…..đi khám bệnh…..cũng tốn bao nhiêu tiền…….Bố con mà khỏe thì bố mẹ đã đến thăm con lâu rồi, đừng trách bố mẹ con nhé.”

Anh quản giáo lau nước mắt, lặng lẽ rời đi. Lưu Cương cúi đầu hỏi: “Thế bố con đỡ hơn chưa mẹ?”
Lưu Cương đợi mãi không thấy mẹ trả lời, vừa ngẩng đầu lên đã thấy mẹ đang lau nước mắt, mẹ nói: “Cát bụi hết cả vào mắt i, con hỏi bố con à? Bố con sắp khỏi rồi…..Bố con bảo với mẹ là nói với con là đừng lo gì cho ông ấy, cố gắng mà cải tạo con ạ.”

Thời gian thăm phạm nhân đã hết. Quản giáo đi đến, trong tay cầm một ít tiền, nói: “Bác à, đây là chút tấm lòng của quản giáo chúng con, bác không thể đi chân trần về được bác à, nếu không, Lưu Cương sẽ đau lòng lắm ạ!”

Mẹ Tiểu Cương xua tay, nói: “Sao thế được, con bác vẫn còn ở đây, các cháu cũng đủ vất vả lắm rồi, bác còn cầm tiền của các cháu thì tổn thọ cho bác lắm!”

Anh quản giáo run run giọng nói: “Phận làm con đã không những không cho bố mẹ được hưởng phúc, lại bắt bố mẹ già cả phải lo lắng suy nghĩ, để bác đi chân đất mấy trăm dặm đến đây, nếu lại để bác đi chân trần về, thì thử hỏi người con này có còn là người nữa không bác?”

Lưu Cương không thể nói lại được gì, hét như xé giọng: “Mẹ!” Sau đó không nói thêm gì nữa, bên ngoài cửa sổ là tiếng khóc thút thít, anh quản giáo phải lùa đám phạm nhân đang lao động cải tạo ra chỗ khác.

Lúc này, có một người giám ngục bước vào phòng, cố tình lảng sang chủ đề khác: “Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui, đáng ra phải cười mới đúng, để tôi xem bác mang đồ gì ngon đến nào.” Vừa nói, người giám ngục vừa cầm ngược bao tải xuống. Mẹ Lưu Cương không kịp chặn lại. Mọi thứ ở trong bao rơi ra ngoài. Ngay lúc ấy, tất cả mọi người có mặt đều lặng người đi.

Bao tải thứ nhất bị rơi ra, toàn là bánh bao, bánh nướng bị nứt toác thành bốn, năm mảnh, cứng như đá, không cái nào giống cái nào. Không cần nói cũng biết đây là đồ mẹ Lưu Cương đi ăn xin trên đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng, hai tay túm lấy góc áo, nói: “Con ạ, đừng trách mẹ đã làm như vậy, quả thật là ở nhà không còn thứ gì có thể mang đi được nữa….”

Lưu Cương hình như không nghe thấy gì, chỉ chăm chăm nhìn vào chiếc bao tải thứ hai, đó là một hộp tro cốt! Lưu Cương đứng ngẩn người, hỏi: “Mẹ, đây là cái gì thế mẹ?” Mẹ Lưu Cương thất thần, hốt hoảng, giơ tay ra ôm chặt lấy chiếc hộp: “Không….không có gì đâu con…..” Lưu Cương giành lấy như phát điên, toàn thân run lên bần bật: “Mẹ, đây là cái gì?!”

Mẹ Lưu Cương ngồi phệt xuống như người mất hết sức lực, mái tóc bạc khẽ lay động. Một lúc sau, bà mới gắng gượng, nói: “Đấy là…bố con! Vì gom góp tiền đến thăm con, bố con đi làm quần quật không kể ngày đêm, bố con bị ngã gục vì suy nhược. Trước khi chết, ông ấy nói khi còn sống không đến thăm con được, ông ấy rất buồn, sau khi chết nhất định phải đưa ông ấy đến thăm con, ông ấy muốn nhìn con lần cuối…”

Lưu Cương gào lên một tiếng như xé lòng xé ruột: “Bố, con sẽ thay đổi…” Nói rồi, anh quỳ sụp xuống, va mạnh đầu xuống đất. Bên ngoài phòng thăm phạm nhân, phạm nhân lần lượt quỳ rạp xuống đất, tiếng khóc thảm thiết vang đến tận đến trời xanh……
 

Bibo

New member
CÁM ƠN ACE RẤT NHIỀU MÌNH NÓI THIỆT MÌNH LÀ NGƯỜI RẤT CỨNG RẮN MÀ KHI ĐỌC CÂU CHUYỆN CỦA BÁC BLACK_FISH9402 của BÁC CMBINHLONG KO HIỂU SAO NƯỚC MẮT MÌNH KO SAO CẦM ĐƯỢC ,CÓ THỂ LÀ DO MÌNH CHƯA LÀM GÌ ĐỂ BÁO HIẾU CHO ĐẤNG SINH THÀNH MÌNH ĐƯỢC .MỘT LẦN NỮA CÁM ƠN CÁC BÁC RẤT NHIỀU ĐÃ LÀM MÌNH THÔNG SUỐT
 

aolinhxanh

New member
Chào toàn thể anh em!
Cám ơn các Bác đã chia sẻ những câu chuyện hay và đầy ý nghĩa.
Những mẫu chuyện cảm động này mình đã đọc rồi nhưng sao khi đọc lại vẫn còn xúc động lắm, chắc tại tình thương của cha mẹ mênh mông như trời bể, trải dài mãi mãi theo thời gian và bản thân mình cũng chưa làm được gì lớn lao để đáp lại tình cảm thiêng liêng ấy.
Cám ơn những người cha, người mẹ đã thương yêu, nuôi dạy ta thành người.
Mình đã làm được gì rồi ? "Hãy nhìn lại mình".
Thân chào.
 

ARCH VIET

Chào Mào TP.HCM
Chết Đứng!

Chứng xong tờ đơn, anh cán bộ địa chính phường kéo cặp kính trắng xuống nhìn anh Bốn tiểu thương: - Chiều nhậu há.
Được chữ ký anh Bốn mừng ra mặt, vui vẻ nhận lời:
- Chuyện nhỏ mà. Địa điểm ở đâu “thầy” lựa đi.
Ngồi mân mê nốt ruồi trên chiếc cằm lẹm một lúc, anh cán bộ địa chính ấn định:
- Hương Rừng nhé?
Anh Bốn hơi chột dạ vì biết chỗ ấy không phải là nơi dành cho dân lao động, nhưng trót mở lời đâu thể thối lui.
Chiều đến, khi ánh mặt trời cố ném những tia yếu ớt lên phố xá, anh Bốn cỡi xe đến địa điểm đã hẹn. Vừa bước vào phòng VIP có máy lạnh, anh Bốn cười... méo xẹo khi thấy chiếc bàn đặt giữa phòng đã có mặt gần chục người. Anh cán bộ địa chính hồ hởi đứng lên giới thiệu với “chủ xị”:
- Đây là anh Hai chủ tịch và anh Ba mặt trận. Người này là anh Năm phó công an phường. Anh đeo kính này phụ trách khối vận, kế bên là anh Bảy cựu chiến binh. Anh trẻ tuổi đẹp trai là bí thư Đoàn, còn người đẹp duy nhất trong phòng này là chị phụ trách hội phụ nữ...
Anh Bốn bắt tay từng người, cố kìm không để cánh tay run mạnh. Anh không hiểu đây là bữa nhậu hay buổi họp mà phân nửa đầu ngành của phường đều đến đúng giờ. Họ bảo anh Bốn gọi thức ăn. Để tỏ ra là người hào phóng, anh tiểu thương nhường quyền ấy cho vị cán bộ địa chính.
- Cho một con chồn ba món, nhím xào lăn, ba ba hầm chuối, rắn nấu cháo...
Nếu lúc ấy có ai để ý thì sẽ thấy gương mặt anh Bốn tiểu thương đổi màu liên tục như con tắc kè.
- Ăn thứ này uống bia không được, gọi chai Chivas 21 đi - anh phó công an phường đề nghị.
Anh Bốn ngồi cứng đơ cho đến khi điếu thuốc cháy sát đầu lọc nóng sém đôi môi mới giật mình trở về thực tại.
Cuộc nhậu diễn ra rôm rả, trong bàn nói toàn chuyện nghị quyết chống cái này xây cái kia, riêng anh Bốn thì cứ nơm nớp lo sợ cơn mưa bất ngờ ập đến làm ướt cái sạp bán khô, mắm của anh ở chợ Bình Tây. Đây không phải lần đầu anh bị “nhậu hội đồng”. Sáu tháng trước, lúc về quê ra xã xin xác nhận chủ quyền miếng đất do ông bà để lại, anh chủ tịch xã cũng hẹn đi nhậu, khi đến quán thì anh thấy đã có đủ đại diện ban ngành xã, ấp ngồi chờ.
Không lạ nhưng cũng chẳng quen, đến khi món cuối cùng được dọn ra, chợt nhớ xấp bạc mỏng dính trong túi, anh Bốn nhanh chân bước vào phòng vệ sinh.
- Alô! Má nó hả, cho người mang thêm 10 triệu đến cho tôi... Không đủ hả, đi mượn ngay, nếu không là kẹt đó. Ở đây toàn mấy “thầy” không hà. Mau lên, một lát về nhà nói chuyện sau...
Anh Bốn vừa bước trở ra thì vị cán bộ địa chính đứng lên, giọng lè nhè:
- Đi đâu mà lâu vậy bạn hiền. Gọi thêm một chai Chivas nữa đi. Bữa nay vui quá.
Anh Bốn lật đật quay trở vào nhà vệ sinh, móc điện thoại ra:
- Má mày lấy thêm 5 triệu nữa... Nãy giờ tôi có ăn uống gì đâu... Đừng léo nhéo nữa, kêu mấy đứa nhỏ đem tiền đến ngay. Nhanh lên, tôi sắp chết đứng như Từ Hải rồi nè!
<Nguồn: báo CATP>
 

chào mào bổi

Ban Phát Triển Diễn Đàn
Cán bộ xã biến chất, hại dân , chuyện này thường xảy ra ở các xã khó khăn, vùng xa. Các xã này nghèo cũng vì mấy ông cán bô xã nghe ăn nhậu là mắt sáng lên.
 

ARCH VIET

Chào Mào TP.HCM
Ai ra làm ăn, đi tiếp khách mà không bị chết đứng vài lần, chỉ tội bác nông dân này thôi!
 

viet

Chào Mào Diêu Trì
Các bạn trẻ hãy trả lời một cách thật rõ ràng, thật sòng phẳng câu hỏi: Sống để làm gì?

Chúng ta, dù ít hay nhiều, ai chẳng tin là có số phận. May hơn khôn mà! Tuy vậy không ít người muốn “cãi lại” số phận của mình. Ai là người muốn thay đổi số phận? Chắc hẳn, đó là những người không hài lòng hay không cam chịu hoàn cảnh hiện tại của mình, muốn có một cuộc sống tinh thần hoặc/ và vật chất khắc hẳn, hoặc tốt hơn hẳn, so với cái mình đang có. Đó là nguyện vọng hoàn toàn chính đáng của bất kỳ ai có tâm thức lành mạnh, nhưng không phải ai cũng thay đổi được số phận của mình. Chỉ có thể thay đổi được nếu ta muốn, ta dám, và ta biết cách, biết cách mà không quyết tâm kiên trì thực hiện… đều chẳng đi đến đâu cả!
Để thay đổi cuộc đời mình, có lẽ trước hết cần phải hiểu rõ và có niềm tin chắc chắn rằng, dù số phận có thế nào đi chăng nữa thì tương lai của mình là do chính mình định đoạt trên cơ sở bình thản chấp nhận cái đã có, tỉnh táo nhìn nhận tình huống mà mình đang gặp và sáng suốt xác định việc cần làm ngay trong tuần này, tháng này, năm này… Bạn trẻ nào thấy cần thì ngay hôm nay hãy suy nghĩ để thử “cãi lại” số phận của mình một lần…
Hãy bắt đầu từ việc tưởng tượng đơn giản mà chẳng hề dễ chút nào. Bây giờ là lúc ta phải xác định lại một lần nữa mục đích sống của mình. Hãy trả lời một cách thật rõ ràng, thật sòng phẳng câu hỏi: Sống để làm gì? Các bạn trẻ hãy thử chọn một thời điểm yên tĩnh, chỉ có mình với mình, nghiền ngẫm cho kỹ rồi trả lời trên giấy trắng mực đen, viết đi rồi viết lại, xem rốt cuộc thì mình sống để làm gì? Trả lời cho lòng mình, chứ không phải trả lời cho người khác. Tưởng thế chứ làm cho nghiêm túc thì việc này đòi hỏi sự cố gắng không nhỏ đối với những ai chưa bao giờ thử trả lời câu hỏi này.

Tiếp theo, bạn hãy bình tâm nhận thức rõ ràng và sâu sắc hoàn cảnh hiện tại của mình. Phải phân biệt được cái gì mình buộc lòng phải cam chịu, cái gì mình có thể vượt qua thì vượt qua với sự quyết tâm và lòng dũng cảm. Càng sống, các bạn sẽ càng cảm nhận được rằng, ở đời, may nhiều hơn khôn. Trên ta nhiều người không ra gì, nhưng dưới ta nhiều người hơn ta về nhiều mặt; một phần lớn phụ thuộc vào vận may và cơ hội. Vận may là của trời cho, được chia đều cho mọi người; nhưng cơ hội thay đổi vận mệnh là do hoàn cảnh tạo nên cho mỗi con người cụ thể. Cơ hội nắm được vận may chỉ đến với những ai có bản lĩnh và khôn ngoan.
Bây giờ là lúc phải biết rất rõ bản thân mình. Hãy phân tích cặn kẽ những điểm mạnh và những điểm yếu, những lợi thế và những bất cập của mình trong tính cách. Không thể hồ đồ trong việc nhận biết mình thực sự là ai? Có những tố chất gì? Thích hợp với những hoạt động nào? Và không nên “bén mảng” đến lĩnh vực nào? Đừng tự huyễn hoặc mình về một khả năng siêu phàm nào đó; nhưng cũng đừng tự ti: Ai cũng có những điểm mạnh có thể sử dụng được và cần được phát huy.
Sau khi đã xác định rõ mình sống để làm gì, đang ở hoàn cảnh nào vào biết rõ mình là ai thì hãy lựa chọn cho mình một mục tiêu phù hợp và khả thi. “Phù hợp” là điều hết sức quan trọng nhưng “khả thi” lại còn quan trọng hơn! Chớ có viển vông hão huyền, nhưng cũng đừng nhút nhát. Ở đây cần sự tỉnh táo và tự tin.
Khi đã có mục tiêu rõ ràng thì hãy bắt tay ngay vào hành động. Đôi khi phải dám “vứt mũ qua hàng rào”. Đây là lúc bạn thể hiện quyết tâm của mình. Việc có thể làm được hôm nay chớ nên để ngày mai! Đây là thời điểm quyết định thay đổi số phận. Chỉ có hành động mới mang lại kết quả cụ thể, từ nhỏ đến lớn. Đây là lúc bạn thể hiện nghị lực của mình, không có nghị lực thì không dễ gì thành công. Cứ làm rồi thời cơ sẽ đến, đấy là lúc ta có thể bứt phá. Nếu bạn có vận may, nó cũng khắc tự đến, trong khi bạn kiên trì thực hiện mục tiêu. Đấy là lúc bạn có thể chạm tay vào sự thành công.
Trên đây là những ghi nhận dựa trên trải nghiệm bản thân của một người đã vừa mới bước qua tuổi “cổ lai hy”. Có thể phù hợp, cũng có thể chưa phù hợp lắm với hoàn cảnh cụ thể của bạn, dù sao cũng xin chia sẻ để các bạn tham khảo. Chúc các bạn may mắn và thành công.
(ST)
 

viet

Chào Mào Diêu Trì
một câu chuyện cũ...
13 hành khách trên xe bus bỏ mặc một cô gái bị hiếp?
Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.
Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên ducôn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.
Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xetơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm láitiếp tục lên đường… -“Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình. Người đàn ông sững sờ, nói:
-“Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?” -“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?” Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười. Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiềnđi xe nên tôi có quyền ở lại xe.” Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”
Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói: -“Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!” Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe. Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: -“Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!” Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe. Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ.
Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút. Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô. Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe: -“Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”
Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoàivực như mũi tên bật khỏi cây cung. Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng. Người đàn ôngđã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì vàvì sao mà khóc!
Bi
 

ARCH VIET

Chào Mào TP.HCM
Bác này lại quên đọc tiêu đề: " MỖI NGÀY MỘT CÂU CHUYỆN"
(Giống mình lúc trước) :D
 

doanlengoc

Quản lý nhiều BOX
Cánh cửa không bao giờ khoá


canhcu5.gif


Cô gái mới có 18 tuổi, cô - như hầu hết các thanh niên ngày nay - chán sống chung trong một gia đình nền nếp. Cô chán lối sống khuôn phép của gia đình. Cô muốn rời khỏi gia đình:

- Con ko muốn tin ông trời của ba mẹ. Con mặc kệ, con đi đây!

Thế là cô quyết tâm bỏ nhà đi, quyết định lấy thế giới bao la làm nhà mình. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, cô bị ruồng bỏ bì ko tìm ra việc làm, cô phải làm gái đứng đường, đem thân xác, hình hài mình ta làm thứ để mua bán, đổi chác. Năm tháng cứ thế trôi qua, cha cô qua đời, mẹ cô già đi và cô con gái đó ngày càng sa đọa trong lối sống của mình.

Không còn chút liên lạc nào giữa hai mẹ con trong những năm tháng ấy. Bà mẹ nghe đồn về lối sống của con gái mình, bà đã đi tìm con trong khắp thành phố. Bà đến tuèng nhóm cứu trợ với lời thỉnh cầu đơn giản:

- Làm ơn cho tôi chưng tấm hình ở đây!

Đó là tấm hình một bà mẹ tóc muối tiêu, mỉm cười với hàng chữ: "Mẹ vẫn yêu con... Hãy về nhà đi con!".

Vài tháng lại trôi qua, vẫn không có gì xảy ra. Rồi một ngày, cô gái đến toán cứu trợ nọ để nhận một bữa ăn cứu đói. Cô chẳng buồn chú ý đến những lời giáo huấn, mắt lơ đễnh nhìn những tấm hình và tự hỏi: "Có phải mẹ mình không nhỉ?".

Cô ko còn lòn dạ nào chờ cho hết buổi lễ. Cô đứng lên, ra xem kĩ bức ảnh. Đúng rồi, đúng là mẹ cô và cả những điều bà viết nữa: "Mẹ vẫn yêu con... Hãy về nhà đi con!". Đứng trước tấm hình, cô bật khóc.

Lúc đó trời đã tối nhưng bức hình đã làm cô gái xúc động đến mức cô quyết định phải đi bộ về nhà. Về đến nhà trời đã sáng tỏ. Cô sợ hãi khép nép không biết sẽ phải nói ra sao. Khẽ gõ cửa, cô thấy cửa không khoá. Cô nghĩ chắc có trộm vào nhà. Lo lắng cho sự an toàn của mẹ mình, cô gái trẻ chạy vội lên buồn ngủ của bà và thấy bà vẫn đang ngủ yên. Cô đánh thức mẹ mình dậy:

- Mẹ ơi, con đây! Con đây! Con đã về nhà rồi!

Không tin vào đôi mắt mình, bà mẹ lau nước mắt rồi hai mẹ con ôm chầm lấy nhau. Cô gái nói với mẹ:

- Mẹ à, con lo quá. Thấy cửa không khoá, con cứ nghĩ nhà có trộm!

Bà mẹ nhìn con âu yếm:

- Không phải đâu con à! Từ khi con đi, cửa nhà mình chưa bao giờ khoá. Mẹ sợ lúc nào đó con trở về mà mẹ không có ở đây để mở cửa cho con!

Và cô gái lại gục đầu vào lòng mẹ, bật khóc!

canhcu6.jpg

Câu chuyện lâu quá không đọc lại, đọc lại mình vẫn thấy bầu trời bao la!​
 

impala

Chim Thầy
Gởi các cụ câu chuyện ngày hôm nay 26/07 nhé... muốn gởi cũng lâu rồi mà thấy em gởi hoài cũng kì nên chờ các cụ khác gởi luôn cho vui hihi...

Bức tranh gia đình
Trong nhiều năm qua, gia đình chúng tôi hay có một thói quen vừa xấu vừa tốt. Thói quen tốt là ở chỗ chúng tôi thường nhét phim vào máy ảnh, chụp bất kỳ kiểu gì chúng tôi thích. Nhưng xấu ở chỗ khi chụp hết cuộn phim, chúng tôi bỏ nó vào tủ chứ không đi rửa.
Mấy hôm trước, Susan cầm vài cuộn đi rửa. Chẳng ai biết rửa sẽ ra những hình gì vì chụp cũng lâu rồi. Chúng tôi hồi hộp như chơi xổ số vậy.

Trong những bức ảnh rửa ra, rất nhiều ảnh, từ ảnh trong bếp đến bọn trẻ con chơi ngoài sân. Nhưng tất cả những bức ảnh đều giống nhau ở chỗ: không ảnh nào có Susan. Tại sao? Susan luôn là người chụp ảnh.

Khi xem những bức ảnh, tôi nhớ lại câu chuyện của anh bạn Dan kể tôi nghe năm ngoái. Dan làm việc ở một công ty lớn với hai chi nhánh ở hai đầu thành phố nên rất bận. Như bất kỳ một ông trưởng phòng nào khác, Dan có rất rất nhiều việc phải làm: Hai ngày phải họp một lần, phải làm thêm vào cuối tuần...

Dan kể chuyện, có lần cô giáo của đứa con gái anh gửi giấy mời họp tới cho anh. Tất nhiên, anh quá bận và vợ anh lo mọi chuyện họp hành cho con cái. Nhưng cô giáo nói rằng cô muốn gặp anh, chứ không phải vợ anh.

Do đó, Dan buộc phải thu xếp công việc, tới trường gặp cô. Cô giáo đưa cho Dan một bức vẽ:

- Tôi muốn anh xem bức tranh con gái anh vẽ về gia đình.

Dan xem bức tranh rồi hỏi:

- Thế tôi đâu?

- Đó là lí do tôi mời anh đến đây - Cô giáo nói - Tôi đã hỏi con gái anh là bố cháu đâu. Cô bé nói anh chẳng bao giờ ở nhà, nên cô bé không vẽ anh trong bức tranh.

Một cú đấm cũng không làm Dan đau như lúc ấy. Từ lúc đó, Dan đã thay đổi lịch làm việc của mình, quan tâm đến gia đình hơn để vừa là một doanh nhân giỏi, vừa là một người cha tốt.

Còn bạn, bạn có ở trong bức ảnh của gia đình không? Hay bạn quá bận rộn hoặc thờ ơ?

Đôi khi chúng ta quá quan tâm đến công việc mà quên mất mái ấm gia đình của mình... có gì quý hơn một gia đình hạnh phúc êm ấm chứ?
chúc các cụ có gia đình rồi thì có nhiều thời gian rảnh để vui vẻ với vợ con
chúc các cụ nào chưa có gia đình nhưng có người yêu thì có nhiều thời gian rảnh để dẫn người yêu đi chơi nhé (đừng vào chỗ tối nha các cụ hehe... e cũng phải đổi lịch thôi hihi...)
à... chúc thêm các cụ nào chưa có người yêu thì có nhiều thời gian rảnh tìm đúng đối tượng nhé....

Thân ái!
 

chào mào bổi

Ban Phát Triển Diễn Đàn

Bài này đọc ở đâu rồi, thấy quen lắm, chỉ có câu cuối mới nghe:"
à... chúc thêm các cụ nào chưa có người yêu thì có nhiều thời gian rảnh tìm đúng đối tượng nhé...."

:DCái này Bác Sĩ có nhiều kinh nghiệm nè


 
Top